Năm học 2019 - 2020 có thể kết thúc muộn
Tính đến 19h30 ngày 5/2, đã có 62 tỉnh/thành phố báo cáo Bộ GD&ĐT về việc quyết định cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khỏe, phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
Bộ GD&ĐT yêu các các Sở GD&ĐT chỉ đạo trường học chủ động xây dựng kế hoạch dạy bù sau thời gian học sinh tạm nghỉ. (Ảnh minh họa) |
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn cho học sinh nghỉ học phòng, chống dịch bệnh nCoV, trong đó có yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo trường học chủ động xây dựng kế hoạch dạy bù sau thời gian học sinh tạm nghỉ. Kế hoạch dạy bù căn cứ khung thời gian năm học theo Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT.
Các nhà trường có thể bố trí học bù vào buổi thứ hai (sau buổi học chính khóa), hoặc thứ bảy, chủ nhật. Đồng thời cũng có thể sử dụng tuần đệm trong thời gian năm học để điều chỉnh lịch dạy học, kiểm tra đánh giá.
Trong trường hợp đặc biệt, khi học sinh tiếp tục nghỉ nếu dịch lan rộng, không đủ quỹ thời gian học bù, có thể kéo dài thời gian kết thúc năm học.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, căn cứ vào tình hình thực tế và khuyến cáo của tổ chức y tế, UBND các tỉnh/thành phố quyết định việc nghỉ học của địa phương. Bộ GD&ĐT luôn ưu tiên việc đảm bảo sức khỏe của học sinh. Trước diễn biến dịch bệnh hiện nay, mỗi người cần bình tĩnh, tỉnh táo, chủ động ứng phó. Nếu dịch bệnh trong tầm có thể kiểm soát thì học sinh có thể trở lại trường.
Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường phải chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tốt nhất để đón học sinh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ, đồng thời có kế hoạch phòng ngừa dịch cụ thể.
Theo Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 - 2018 của Bộ GD&ĐT, thời gian kết thúc năm học là trước ngày 31/5 hằng năm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quyết định kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn của địa phương; đồng thời quyết định thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47