Năm 2020: 100% Trung tâm thương mại, siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy
Góp phần hạn chế sử dụng túi nilon | |
Nhiều hành động đẹp bảo vệ môi trường | |
Người dân vẫn còn thói quen sử dụng túi nilon |
Hạn chế sử dụng túi nilon mỗi ngày
Số liệu thống kê của Sở Công Thương cho biết, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 24 trung tâm thương mại, 140 siêu thị, 454 chợ, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm, 123 chuỗi, gần 800 cửa hàng trái cây…
Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính thức về rác thải túi nilon và các sản phẩm từ nhựa trong hoạt động phân phối tiêu dùng. Tuy nhiên, qua nắm bắt tại một số chợ, hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội, khối lượng rác thải từ nilon và rác thải có nguồn gốc từ nhựa là rất lớn.
Để giảm thiểu túi nilon và các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tiêu dùng, tại Hà Nội, các trung tâm thương mại, siêu thị đã chung tay kí cam kết chống rác thải nhựa.
Theo đó, các trung tâm thương mại, siêu thị phấn đấu đến ngày 31/12/2020, 100% không dùng túi nilon khó phân hủy, giảm 50% tỷ lệ bao bì khó phân hủy tại các chợ dân sinh.
Thay thế hoàn toàn túi nilon khó phân hủy, nhựa sử dụng 1 lần bằng các sản phẩm nguyên liệu từ thiên nhiên, thân thiện môi trường như lá sen, lá chuối, túi phân hủy sinh học, màng bọc thực phẩm…
Ông Nguyễn Doãn Toản - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho rằng cần tổ chức hiệu quả Bản cam kết chống rác thải nhựa trong sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng |
Ông Nguyễn Doãn Toản - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, cho rằng: “Đối với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, đơn vị quản lý, khai thác chợ, cần tổ chức hiệu quả Bản cam kết chống rác thải nhựa trong sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng đã ký kết, phấn đấu đến hết ngày 31/12/2020, hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao thực hiện. Đồng thời, tích cực chung tay tuyên truyền, phổ biến tới các đối tác, khách hàng, người tiêu dùng trong hoạt động “Chống rác thải nhựa”.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết, để hạn chế việc phát thải rác thải nhựa, thời gian tới, Sở sẽ đẩy mạnh tuyên truyền cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cùng chung tay chống rác thải nhựa trên địa bàn thành phố.
Cùng đó, triển khai đồng bộ đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tiêu dùng thực hiện cảm kết trong công tác chống rác thải nhựa và thực hiện lộ trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND Thành phố Hà Nội, phấn đấu đến năm 2025, các doanh nghiệp sản xuất không sản xuất các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nylon khó phân hủy; các trung tâm thương mại, siêu thị phấn đấu đến hết ngày 31/12/2020, 100% không dùng túi nilon khó phân hủy…
Các doanh nghiệp ủng hộ
Theo bà Phạm Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sài gòn Coopmart miền Bắc, hưởng ứng “Tháng Tiêu dùng xanh” tất cả hệ thống của Sài gòn Coopmart không kinh doanh các sản phẩm có hại cho môi trường cũng như ngừng kinh doanh sản phẩm ống hút nhựa, bát đĩa, cốc nhựa... thay bằng các sản phẩm có chất liệu khác, thân thiện môi trường. Đặc biệt, khi xã hội, các nhà sản xuất cùng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thì các sản phẩm nhựa sẽ giảm.
Nhiều trung tâm thuong mại, siêu thị đi đầu trong công tác phòng, chống rác thải nhựa |
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có ý kiến về những khó khăn khi doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thân thiện môi trường như về nguồn vốn, tiêu chuẩn, công nghệ...
Đại diện Công ty CP Bao bì 27-7 Hà Nội, ông Lê Mậu Quang chia sẻ: Công ty rất ủng hộ chủ trương phát triển bền vững của Chính phủ và Thành phố. Đây là việc làm quan trọng cho tương lai nên Công ty cam kết đến năm 2020 chỉ sản xuất sản phẩm bao bì thân thiện môi trường.
“Hiện nay, Công ty đã chuyển đổi khoảng 50% bao bì sang thân thiện môi trường, đầu tư hàng triệu đô để đưa vào sản xuất bao bì thân thiện môi trường. Là đơn vị đầu tiên của Hà Nội làm túi thân thiện môi trường, túi dệt dù vẫn là túi nhựa nhưng tái sử dụng được nhiều lần, giảm bớt thải ra môi trường”, ông Quang cho hay.
Cũng theo ông Quang, việc chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn về vốn, vì các doanh nghiệp bao bì phải tự chủ, chuyển đổi, sau này bao bì nhựa, túi sử dụng một lần là không dùng nữa, nhất là khó xuất khẩu vì quy định của các nước càng ngày càng chặt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17