Mỹ phẩm giả “lên đời” thành hàng cao cấp
Vì sao lại cấm chất bảo quản parabens trong dược mỹ phẩm? | |
Kinh doanh mỹ phẩm chiết xuất từ tế bào gốc: Phớt lờ lệnh cấm | |
Thu giữ gần 10.000 sản phẩm mỹ phẩm giả |
Kem trắng da “ngậm” từ hóa chất
Theo thông tin mới đây từ ông Lê Việt Phương, Đội phó đội Quản lý thị trường số 14 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) cung cấp cho cơ quan báo chí, sau khi bắt quả tang một cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả ở Hà Nội và thực hiện giám định thì phát hiện trong các loại mỹ phẩm này có chứa các chất cấm gây nguy hại cho cơ thể như: Betamethason, Dexamethason, Prednison (thuộc nhóm thuốc Corticoid). Chủ cơ sở này khai nhận, nguyên liệu giả được mua từ cửa khẩu Lạng Sơn và khu chợ “thiên đường” mỹ phẩm giả ở chợ T.B –TP.HCM. Sau khi được chia nhỏ, mỹ phẩm giả sẽ được đóng mới, dán nhãn mác các loại mỹ phẩm cao cấp nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…cung cấp cho các spa, hoặc các salon làm đẹp trên khắp các tỉnh thành.
Mỹ phẩm cao cấp luôn là một trong những mặt hàng dễ bị làm giả |
Không chỉ có những cơ sở chuyên sản xuất mỹ phẩm giả cung cấp cho các spa làm đẹp, theo chị Huyền, một nhân viên từng làm việc ở một cơ sở thẩm mỹ viện tại khu vực Mỹ Đình, với mục đích tăng lợi nhuận và giảm chi phí, hầu hết mỹ phẩm ở thẩm mỹ viện mà chị Huyền làm việc, đều nhập thêm một số loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ… để trộn lẫn với một số loại mỹ phẩm cao cấp khác và cho ra đời một dòng sản phẩm cao cấp mang thương hiệu riêng. “Thế mạnh của spa nơi tôi làm là chữa trị các vấn đề về da. Thế nhưng ngoài chuyên môn là chăm sóc da, nhân viên còn được chủ cơ sở yêu cầu chào bán thêm các loại mỹ phẩm chăm sóc. Những mỹ phẩm làm trắng, dưỡng ẩm cho da…bán được nhiều sẽ có thêm lợi nhuận. Đa phần các sản phẩm đó đều do cơ sở tự pha chế từ những loại mỹ phẩm rẻ tiền, nhưng giá bán rất cao” – chị Huyền cho biết.
Cũng theo chị Huyền, ở cơ sở thẩm mỹ viện mà chị làm việc, dịch vụ dưỡng trắng da được các chị em “ưu ái” nhất. Mỹ phẩm làm trắng da thường được quảng cáo làm từ bột ngọc trai và kem sâm cao cấp. Thế nhưng hầu hết các loại kem sâm này đều được nhập từ Trung Quốc với giá chưa đến 20.000đ/1 hộp. Còn bột ngọc trai thì cũng chỉ nhập với giá hơn 200 nghìn/100g.
Nhân viên Spa phải làm “chuột bạch”
Một điều ít ai ngờ rằng, để có được những sản phẩm “cao cấp” đã qua chế biến, nhiều nhân viên ở các spa, thẩm mỹ viện…đã phải tự làm “chuột bạch”. Mỗi khi có những sản phẩm mới được chế biến, họ thường là những người phải sử dụng trước nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra với khách hàng. Với việc phải làm “chuột bạch” như vậy, không ít lần chị Huyền và những người bạn của mình đã bị dị ứng da, mẩn đỏ và ngứa. Nhưng đó là một trong những quy luật bất thành văn đối với dân trong nghề nếu như muốn trụ lại.
Chị Huyền chi sẻ với PV về những loại mỹ phẩm chăc sóc da dễ dàng bị làm giả |
Một bí mật “động trời” nữa mà chị Huyền tiết lộ, đó là việc vì sao hầu hết các nhân viên làm việc tại spa hoặc các thẩm mỹ viện không bao giờ được phép đeo nhẫn hoặc đồ trang sức. Đối với khách hàng cũng vậy, khi họ đến để chăm sóc da cũng thường được nhân viên tư vấn tháo trang sức bằng vàng, bạc đang đeo. Bởi thông thường trong các loại mỹ phẩm thường dùng ngoài lượng thủy ngân lớn thì hàm lượng chì cũng rất cao. Khi tương tác với vàng, chì sẽ làm cho vàng đen xỉn lại. Ngoài ra, chì còn là chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo luật sự Đăng Sơn, Công ty luật Đăng Sơn, những người kinh doanh và sản xuất mỹ phẩm giả là vi phạm pháp luật. Theo khoản 8, điều 3, Nghị định 185/2013NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng: Đối với những trường hợp này sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng và mức xử phạt sẽ từ 200 nghìn đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra mức phạt sẽ tăng thêm, áp dụng hình phạt bổ sung và khắc phục hậu quả nếu mức vị phạm là nghiêm trọng.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ban hành văn bản khẩn về việc bổ sung quy định các chất cấm dùng trong mỹ phẩm, trong đó quy định 5 dẫn xuất Paraben và cấm Methylisothiazolinone (MIT), bởi những nguy cơ ảnh hướng đến sức khỏe và tác động đến nội tiết. Hai chất trên có mặt nhiều trong mỹ phẩm chăm sóc cá nhân như kem dưỡng da, mascara, nước tẩy trang, kem cạo râu và nhiều sản phẩm dùng cho trẻ em như khăn ướt lau em bé, sữa tắm… |
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38