Mức thu học phí mới ở hệ đại học, cao đẳng: Áp lực cho sinh viên ngoại tỉnh
Phụ huynh oằn vai vì phí bán trú | |
19 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2015 | |
Nhà trường được thu học phí giáo dục kỹ năng sống |
Phải “xóa sổ” các khoản phát sinh
Các trường ĐH công lập luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của các thí sinh, không chỉ vì chất lượng, thương hiệu mà vì mức học phí luôn ở mức thấp. Với áp lực về việc học phí tăng, theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/12/2015, phần lớn sinh viên và các bậc phụ huynh đều cho rằng, nếu học phí tăng, nhưng chất lượng dậm chân tại chỗ sẽ khiến sinh viên “thiệt đơn, thiệt kép”. Khi nghe thông tin học phí tăng, chị Nguyễn Thị Ngọc (Hà Tĩnh), có con đang theo học tại trường ĐH Bách Khoa, cho biết: “Nếu học phí tăng mà chất lượng cũng theo đó được nâng lên, cơ sở vật chất tốt hơn thì chúng tôi cũng yên tâm. Tăng học phí đồng thời giảm bớt các khoản phát sinh khác trong thời gian học thì cũng tốt”. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều sinh viên, một số trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội thì ngoài học phí, đầu năm học sinh viên còn phải đóng một số phí "lạ" như "phí trang thiết bị hiện đại" ... Số tiền này được gia hạn nộp sau 1 tháng nhập học.
Nhiều sinh viên chủ động cắt giảm chi phí để đối phó với “bão học phí”. ảnh minh họa |
Thông tin tăng học phí đến với sinh viên khiến nhiều em không khỏi lo lắng. Bởi phần lớn các em theo học những hệ đào tạo này đều là người ngoại tỉnh và có điều kiện kinh tế gia đình không mấy dư dả. Em Xuân Quang (trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) chia sẻ, em đã phải chuyển sang ở ghép với hai bạn nữa để đỡ chi phí tiền nhà từ 400 – 500.000 đồng/tháng. Còn em Lê Hải Long (Đại học Xây dựng Hà Nội) lại cho biết, em đang chủ động tìm việc làm thêm để tăng thu nhập nhằm ứng phó với “bão học phí”.
Hiện nay, mô hình học tín chỉ đã và đang được nhiều trường áp dụng nhằm rút ngắn thời gian học của sinh viên. Vì thế, sinh viên đăng ký học nhiều sẽ phải đóng tiền nhiều tùy vào số lượng tín chỉ. Qua tìm hiểu của phóng viên, trung bình mức học tín chỉ của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có mức học phí thu theo tín chỉ của sinh viên khoảng 115.000đồng/tín chỉ, ĐH Xây dựng từ 125.000 đồng- 195.000 đồng (tùy theo tín chỉ hay tín chỉ đồ án)... Trên thực tế, mỗi sinh viên học khoảng 20 tín chỉ/kỳ, trong khi đó mỗi trường, mỗi ngành học lại có một mức giá tín chỉ khác nhau, nên sức ép về mức tăng học phí với sinh viên sẽ không đồng đều giữa các trường.
Các trường chủ động trước “bão học phí”
Em Hải Long cho biết, với trung bình 15-18 tín chỉ/học kỳ, mỗi sinh viên phải đóng trọn gói khoảng 7 triệu đồng. Trong khi đó, gia đình em, bố thì nghỉ hưu, mẹ làm công chức nhà nước. Đó là chưa kể những khoản ăn uống, thuê nhà... hay các chi phí phát sinh khác. Trước thông tin về việc tăng học phí, em Long cho biết: “Nếu áp dụng mức tăng học phí thì nhà trường cũng nên tạo điều kiện hỗ trợ sinh viên như tạo điều kiện cho những trường hợp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không thể đóng trọn gói cả học kỳ có thể đóng thành 2 – 3 đợt”.
Còn theo đại diện một số trường cao đẳng, đại học, việc tăng học phí khiến cho các trường càng khó khăn hơn trong việc tuyển sinh những năm tới. Theo ông Chu Khắc Huy – Hiệu trưởng trường Cao đẳng điện tử - điện lạnh Hà Nội, hiện trường vẫn chờ công văn chỉ đạo cụ thể nên chưa áp dụng mức thu phí mới. Tuy nhiên, nhà trường đã nắm được thông tin quy định về mức thu học phí và chủ động lên kế hoạch để thực hiện theo lộ trình. Sắp tới, nhà trường sẽ chú trọng hơn đến việc hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có kết quả học tập tốt...Do đặc thù giảng dạy của trường là sinh viên cần thực hành nhiều nên nhà trường sẽ hỗ trợ liên hệ cho các sinh viên năm cuối đến các doanh nghiệp để vừa có cơ hội thực hành lại kiếm thêm thu nhập để trang trải cho sinh hoạt và học tập.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Thi - Trưởng phòng đào tạo (ĐH Xây Dựng) cho biết, mức học phí mới sẽ được nhà trường chính thức áp dụng vào đợt thu học phí học kỳ 2 (từ cuối tháng 1, đầu tháng 2/2016). Trước đó, nhà trường đã có thông báo đến các sinh viên để các em chuẩn bị đón nhận sự thay đổi này. Tuy nhiên, theo quy định, khối các trường kỹ thuật chịu mức áp học phí tăng là thấp nhất (70.000 đồng/tháng) nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh viên.
Khi phóng viên đặt câu hỏi về các chế độ hỗ trợ đối với sinh viên đăng ký học tín chỉ, ông Thi cho biết, các sinh viên đăng ký học tín chỉ theo nhiều hình thức như học lại, học tín chỉ tự chọn... nên mức học phí mỗi lần đóng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhà trường cũng đang có kế hoạch tạo điều kiện cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nhưng có kết quả học tập tốt bằng việc giãn chia thành nhiều đợt đóng học phí.
Theo quy định tại Nghị định số 86 của Chính phủ, mức trần học phí đối với trường đại học công lập chưa tự chủ tài chính theo các khối ngành đào tạo áp dụng từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 - 2021. Cụ thể, các ngành: Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật, Nông, Lâm, Thủy sản, sẽ là 610.000 đồng/tháng (năm học 2015-2016), tăng dần lên 980.000 đồng/tháng (năm học 2020-2021). Ngành: Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật, Khách sạn, Du lịch từ 720.000 đồng/tháng, tăng dần lên 1,17 triệu đồng/tháng (năm học 2020-2021). Ngành Y - Dược từ 880.000 đồng/tháng tăng dần lên 1,43 triệu đồng/tháng (năm học 2020-2021). |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50