Một người đi thi, nhiều người vào cuộc
Ấn tượng Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” trường mẫu giáo Mầm non B Hà Nội | |
Ấn tượng từ Hội thi cô giáo tài năng, duyên dáng |
Không chỉ ấn tượng bởi những phần dự thi được đầu tư và dàn dựng công phu tại hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” mà còn là những câu chuyện xúc động, những hy sinh thầm lặng của gia đình đã động viên cổ vũ cho các thí sinh tham gia cuộc thi.
Gia đình vào cuộc
Đến với hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” tại quận Hà Đông, chúng tôi không chỉ chú ý đến vẻ đẹp trong sáng của cô giáo Vương Minh Thúy (sinh năm 1993) – giáo viên Trường Tiểu học Ban Mai mà còn đặc biệt xúc động với chuyện hậu trường của cô giáo này. Cô giáo Thúy cho biết, tiết mục múa dân tộc mà cô tham dự hội thi đều do cô tự dàn dựng. Trang phục áo tứ thân được may và thiết kế từ những nghệ nhân gốc của làng lụa Vạn Phúc. “Khi biết em đặt may áo để tham dự cuộc thi, nghệ nhân đã rất bất ngờ và quyết định tài trợ cho em với mong muốn trang phục sẽ giúp em tự tin hơn khi biểu diễn trên sân khấu...” – Thúy tiết lộ. Ấn tượng với chúng tôi còn là Hoàng Duy, bạn trai của cô giáo Minh Thúy – người lặng lẽ chăm sóc Minh Thúy bên cánh gà sân khấu và âm thầm cổ vũ, động viên người yêu khi ngồi ở hàng ghế khán giả xem cô biểu diễn. Anh ngượng nghịu cho biết, anh hơn Thúy 2 tuổi, làm kỹ sư xây dựng. Tính chất công việc nay đây mai đó, nhưng vẫn cố thu xếp về Hà Nội để động viên người yêu đi thi. “Em rất tâm đắc với tiết mục múa mà Thúy lựa chọn để thi năng khiếu, bởi đây là một tiết mục đặc trưng thể hiện rõ bản sắc của người dân quê lụa truyền thống...” – Duy tiết lộ thêm.
Phần thi nghệ thuật viết thư pháp của cô giáo Phương Mai. |
Trong giây phút nhận giải của cô giáo Đàm Thị Hải Yến (giải Nhất cuộc thi cấp trường – Trường THPT Kim Liên), chúng tôi không khỏi xúc động khi người lên sân khấu đầu tiên chúc mừng là chồng và con gái bé nhỏ của cô. Chia sẻ về niềm hạnh phúc bất ngờ, anh tâm sự, để vợ mình tập trung luyện tập cho cuộc thi, anh đã tình nguyện đảm nhiệm vai trò nội trợ và đưa đón con đi học mẫu giáo. Chia sẻ về gia đình nhỏ của mình, cô Đàm Hải Yến cũng rưng rưng xúc động kể rằng, chính chồng mình là vị giám khảo khó tính khi kiểm duyệt tiết mục nhạc kịch mà cô biểu diễn tại cuộc thi. “Từ động tác đi đứng đến biểu cảm khuôn mặt... đều có sự đóng góp ý kiến của anh...” – Yến nói.
Tham dự cuộc thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” quận Tây Hồ với sự tham gia của 28 trường học và 10 thí sinh lọt vào vòng chung khảo, chúng tôi không khỏi ấn tượng bởi những màn trình diễn ấn tượng và không kém phần chuyên nghiệp của các thí sinh tham gia hội thi. Nhiều thí sinh cho biết, đến cổ vũ cho mình là những thành viên trong gia đình, thậm chí có thí sinh còn tự hào kể, mẹ chồng chính là người sát cánh bên mình trong suốt các vòng thi. Một thí sinh xúc động kể về về hoàn cảnh có chồng là bộ đội thường vắng nhà, nên mẹ chồng là người chăm sóc con giúp cô yên tâm công tác. Khi biết tin con dâu lọt vào vòng thi cấp quận, bà đã hết lòng động viên cô luyện tập để hoàn thành các phần thi. Đến ngày thi chính thức diễn ra, bà cũng đến cổ vũ cho con dâu.
Không chỉ cổ vũ, động viên mà những thành viên trong gia đình còn hào hứng nhập cuộc để giúp các thí sinh thể hiện phần thi của mình. Điệu múa của cô Ngô Thị Sinh (THPT Phan Huy Chú – Đống Đa – Hà Nội) cùng con gái trong bài "Đưa con đi học" đã gây xúc động cho các thầy, cô tham dự.
Cô, trò cùng nhập cuộc
Hòa trong không khí tưng bừng của hội thi, em Nguyễn Đức Duy (lớp 7B Trường THCS Nhật Tân) cho biết: “Có những thời điểm do cô giáo phải tập trung vào luyện tập để đi thi, nhà trường cũng bố trí giáo viên dạy thay, nên ban đầu chúng em chưa quen với phong cách dạy mới, nhưng sau đó cũng đã bắt nhịp rất nhanh. Chúng em luôn ý thức rằng, kết quả học tập tốt trong những ngày cô vắng mặt chính là những bông hoa ý nghĩa nhất để chúc mừng cô...”. |
Góp phần làm nên những thành công qua mỗi cuộc thi còn có sự nỗ lực nhiều học trò cùng các đồng nghiệp nhà trường. Phần thi năng khiếu luôn là phần thi được chào đón nhất trong các cuộc thi sắc đẹp và cuộc thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” cũng không phải ngoại lệ. Theo nội dung hướng dẫn tổ chức hội thi, thí sinh có cơ hội thể hiện bản thân ở các nội dung: Ngâm thơ, tấu, hài, sử dụng nhạc cụ, kể chuyện, dance sport... thì khán giả tham dự và cổ vũ không khỏi bất ngờ bởi sự vào cuộc nhiệt tình của của các thí sinh. Điều đặc biệt là hầu hết các tiết mục hát, múa... đều có sự góp mặt của học sinh trong trường góp phần sinh động thêm phần trình diễn của các cô giáo.
Cô giáo Lại Phương Mai (THPT Kim Liên) đã thể hiện tài năng độc đáo qua màn trình diễn viết thư pháp ngay trên sân khấu. Khán giả trong khán phòng không khỏi trầm trồ bởi qua những nét bút điêu luyện mềm mại, tên mái trường Kim Liên dần hiện ra đầy sáng tạo. Chia sẻ về phần thi năng khiếu của mình được ban giám khảo đánh giá cao, cô Phương Mai khiêm tốn cho biết: “Nhận thấy mình có biết chút ít về nghệ thuật thư pháp do ông nội truyền lại nên các đồng nghiệp trong trường đã gợi ý về ý tưởng thể hiện tên mái trường Kim Liên bằng nghệ thuật thư pháp độc đáo. Bên cạnh đó, các em học sinh cũng nhiệt tình hỗ trợ cô trong việc dàn dựng sân khấu để mình thực hiện phần thi thành công”.
Cô Bùi Thu Thủy (Trường mầm non Xuân La – Tây Hồ - Hà Nội) – giải nhất hội thi cấp quận, đã khiến cả hội trường thực sự “nóng” bởi màn trình diễn được dàn dựng công phu. Ở tiết mục này, cô Thu Thủy hóa thân thành một thiếu nữ Tây Nguyên, với giọng hát đầy nội lực, làm chủ vũ điệu cồng chiêng. Cô Thu Thủy cho biết, để hoàn thành được tiết mục công phu như thế, ngoài việc thuê đạo diễn, biên kịch chuyên nghiệp thì còn nhờ đến sự hỗ trợ của các đồng nghiệp cũng như học sinh trong màn múa phụ họa. Cô Thủy chia sẻ, các học sinh đều là những gương mặt nằm trong đội văn nghệ của nhà trường nên có sẵn sự tự tin khi đứng trên sân khấu. Tuy nhiên, do tiết mục khá dài và chủ đề khác với các tiết mục văn nghệ thiếu nhi các con thường biểu diễn, nên quá trình luyện tập cũng vất vả hơn. Suốt quá trình đồng hành cùng cô giáo trải qua các cuộc thi, từ cấp trường, cụm trường rồi đến cấp quận... với các tiết mục khác nhau nên thời gian luyện tập khá căng với cả cô và trò. “Đặc biệt, thời điểm diễn ra cuộc thi, thời tiết khá lạnh mà trang phục biểu diễn của cô và trò lại có phần mỏng manh, nên phụ huynh cũng như nhà trường đều chú trọng giữ ấm cho bé trước giờ biểu diễn, thậm chí còn phải dùng tới miếng dán giữ nhiệt để đảm bảo sức khỏe...” – cô giáo Thu Thủy tiết lộ.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04