Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần
Bệnh viện E: Quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết | |
Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết vô cùng đơn giản, không phải ai cũng biết | |
17 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết |
PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, một người có nguy cơ mắc nhiều lần SXH, với các týp gây bệnh khác nhau. Ảnh: H.Hải |
Theo PGS Phu, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra với 4 týp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng týp cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những týp vi rút khác nhau.
“Còn khi đã mắc một týp như D1 thì sẽ có miễn dịch với nó suốt đời. Những lần mặc sau xu hướng thường nặng hơn lần mắc trước”, PGS Phu nói.
Muỗi gây bệnh SXH thích trú ngụ tại đâu?
Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Nhiều người lầm tưởng, muỗi trong chuồng trâu bò… đốt gây SXH. Thực tế, đó là loại muỗi gây lây truyền bệnh khác, còn muỗi SXH lại rất thích sống gần người, trú ẩn ngay bên cạnh con người. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa ..., không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20ºC.
Tại Việt Nam từ đầu năm đến nay ghi nhận gần 60 nghìn trường hợp SXH, trong đó hơn 50 nghìn trường hợp phải nhập viện, 18 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2016 số trường hợp nhập viện tăng 9,7%. Song số mắc vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (64,4%) và miền Trung (19,9%) so với tổng số trường hợp mắc bệnh của cả nước, do đây là khu vực bệnh lưu hành trong nhiều năm qua.
Khu vực miền Bắc có tỷ lệ mắc thấp hơn (12,4%), tuy nhiên gần đây có gia tăng số trường hợp mắc tại Hà Nội (số mắc tuyệt đối Hà Nội đứng thứ 3 cả nước, số mắc trên 100.000 dân đứng thứ 19).
Trước ý kiến cho rằng phun hóa chất diệt muỗi chưa triệt để, PGS Phu cho biết các hóa chất diệt muỗi lưu hành trên thị trường đều đã được Bộ Y tế cấp phép. Tuy nhiên việc phun thuốc cần có sự hợp tác, đồng thuận của người dân.
“Ví như một ngôi nhà 4 tầng, khi phun thuốc phải phun tất cả các tầng. Chứ chỉ cho dự phòng phun thuốc ở tầng 1, không phun ở tầng cao không có tác dụng bởi muỗi bay và di chuyển. Phun thuốc cũng cần thực hiện tại tất cả các nhà trong cùng một khu vực. Nhưng cơ bản nhất vẫn là các biện pháp ngăn muỗi đẻ trứng, bọ gậy mới ngăn được SXH”, PGS Phu nói.
Vì thế, mỗi người dân, gia đình cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá ...
“Nhà có bình trữ nước trên tầng cao, cũng hãy kiểm tra bởi khi bị lật nắp, đây sẽ là ổ loăng quăng, bọ gậy do là nơi ưa thích đẻ trứng của muỗi”, PGS Phu khuyến cáo.
Đến nay, nhờ triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng tới tất cả các xã, phường, phun hóa chất chủ động, xử lý trên 96% ổ dịch sốt xuất huyết được phát hiện.
Theo Hồng Hải/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09