Mong chờ được giảm Thuế thu nhập cá nhân
Tăng mức nộp thuế thu nhập cá nhân lên 11 triệu đồng: Vẫn chưa hợp lý | |
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/tháng | |
Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân? |
Người lao động mong muốn việc tính Thuế thu nhập cá nhân hợp lý hơn (ảnh minh họa) |
Vừa qua, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội họp mở rộng để thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế nhập cá nhân.Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân tại phiên họp, đại diện Bộ Tài chính cho biết, theo số liệu Tổng cục Thống kê cung cấp, chỉ số CPI tại thời điểm cuối tháng 12/2019 so với thời điểm 01/7/2013 tăng 23,2%. Do đó, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13 nêu trên, cần thiết phải nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN như sau: giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh nêu trên, theo Bộ Tài chính, sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng so với thời điểm năm 2013.Số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng nộp thuế, trong đó mức độ giảm số thuế phải nộp của nhóm người nộp thuế ở bậc thuế thấp sẽ cao hơn so với những người nộp thuế ở bậc thuế cao.
Với mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ nâng lên là 11 triệu đồng/tháng (không có người phụ thuộc); 15,4 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) và 19,8 triệu đồng/tháng (có 2 người phụ thuộc). Như vậy, một bộ phận lớn những người đang nộp thuế TNCN ở bậc 1 (chiếm đến 44% số người nộp thuế TNCN) sẽ chuyển sang diện không phải nộp thuế. Những người có thu nhập 20 triệu đồng/tháng nếu có 2 người phụ thuộc thì số thuế TNCN phải nộp hàng tháng chỉ chiếm khoảng 0,05% thu nhập (10 nghìn đồng/tháng). Những người có thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng có người phụ thuộc sẽ không phải nộp thuế.
Việc điều chỉnh Thuế TNCN trên theo tính toán sẽ giảm thu ngân sách khoảng 10.800 tỷ đồng/năm, tuy nhiên, theo Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân là cần thiết. Vì cùng với quá trình vận hành, biến động của nền kinh tế, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay đã không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Bình luận về vấn đề này, một số người cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, cũng như chỉ số giá tiêu dung liên tục tăng từ năm 2013 (áp dụng Thuế TNCN) đến nay, chỉ số giá tiêu dung đã tăng tới 23%, trong khi mức chịu thuế vẫn vậy. Do đó, việc áp dụng diện không phải đóng thuế thu nhập như đề xuất của Chính phủ là hợp lý. Thử làm phép toán “vi mô” về chi tiêu đôi với 1 lao động sang sinh sống và làm việc tại Hà Nội càng thấy việc tính Thuế TNCN hiện nay rất không hợp lý. Ví, một người lao động thu nhập 9-10 triệu đồng/tháng, nếu gia đình có 1 con nhỏ, so với mức sống hiện hành với đủ thứ phải chi tiêu tiêu như tiền học, học thêm cho con; tiền chi tiêu gia đình; tiền quan hệ xã hội, tiền mừng cưới, chưa kể nếu bị ốm đến viện khám, tính ra cũng chẳng tích lũy được đồng nào. Vì vậy, cùng với việc Chính phủ quyết định ban hành gói hỗ trợ chính sách an sinh xã hội cho những nhóm đối tượng bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 lên tới 62 nghìn tỷ đồng cũng như việc giản nợ, giảm các loại thuế phí cho doanh nghiệp thì việc Chính phủ trình Ủy Ban Thường vụ Quốc hội Nghị quyết của Chính phủ về nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN là hoàn toàn hợp lý. Cạnh đó, một số người cũng cho rằng, nếu chúng ta triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì số tiền tích lũy cho ngân sách Nhà nước không kém gì số giảm thu từ miễn giảm Thuế TNCN.
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00