Mọi điều cần biết về cảm lạnh
Đề phòng cảm lạnh kèm rối loạn tiêu hóa | |
5 cách chữa đau họng tự nhiên có thể bạn chưa biết |
Càm lạnh là do vi-rút
Có hơn 200 loại vi-rút khác nhau gây ra cảm lạnh. Trong hầu hết các trường hợp, cảm lạnh là do rhinovirus và gây ra những triệu chứng nổi tiếng gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa họng kèm theo ho.
Các vi-rút cảm lạnh khác bao gồm coronavirus, vi-rút hợp bào hô hấp, cúm và á cúm. Các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác con người đã bị căn bệnh này từ bao giờ.
Đa số người lớn bị từ 2-4 đợt cảm lạnh mỗi năm
Các vi-rút khác nhau có hiệu lực mạnh nhất trong những mùa khác nhau, và đáng ngạc nhiên là một số vi rút lại hoạt động mạnh hơn vào mùa nóng. Điều này dẫn đến hầu hết người lớn bị từ một hoặc hai đợt bệnh trong một năm dương lịch.
Trẻ em có thể bị đến 10 đợt cảm lạnh mỗi năm
Trẻ em chưa hình thành được hệ miễn dịch như người lớn. Cùng với lối sống khiến trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các mầm bệnh truyền nhiễm, nên trẻ có xu hướng hay bị bệnh hơn. Tuy bị ốm thường xuyên hơn, nhưng trẻ em cũng thường hồi phục nhanh hơn.
Chưa có vắc-xin cảm lạnh
Chỉ riêng rhinovirus người đã có khoảng 100 chủng được biết, khiến việc phát triển một vắc xin ngăn ngừa cảm lạnh là điều không thể. Các vi-rút cũng đột biến liên tục, nghĩa là có vô số những chủng mầm bệnh cảm lạnh lưu hành trên trái đất.
Vi-rút có thể lan truyền qua không khí và qua tay
Các vi-rút cảm lạnh có thể lan truyền qua các giọt nước trong không khí khi người bệnh nói, hắt hơi hoặc ho. Chúng cũng có thể lan truyền qua tiếp xúc cơ thể. Khi mầm bệnh đã bám vào tay của bạn, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua mũi và mắt, và đôi khi qua miệng.
Vi-rút có thể sống hai ngày trên các bề mặt
Nếu không có vật chủ, vi-rút sẽ chết, tuy nhiên, nó có thể sống tới hai ngày bên ngoài cơ thể. Các bề mặt như bàn phím, tay nắm cửa, điện thoại, v.v ... đều là những nơi lý tưởng để vi-rút trú ngụ.
Vi-rút nhân lên nhanh chóng
Rhinovirus có thể tạo ra hàng triệu vi-rút mới mỗi ngày. Do đó chỉ một tế bào vi-rút có thể tàn phá cả cơ thể trong vòng vài giờ đồng hồ, đi từ đau rát chút ít ở họng đến ốm hoàn toàn.
Vùng nguy hiểm: 2 mét
Dựa trên những giọt nước nhỏ bắn ra khi hắt hơi, các bác sĩ khuyên nên đứng cách xa người bị cảm lạnh ít nhất 2 mét để tránh lây nhiễm. Không may là điều này không phải lúc nào cũng làm được với người thân trong gia đình, trong lớp học hoặc đi chung tàu xe.
Rửa tay là cách phòng bệnh tốt nhất
Rất may là việc rửa tay bằng nước xà phòng ấm trong 20 giây là một cách rất hiệu quả để rửa sạch mầm bệnh. Mặc dù nó sẽ không bảo vệ bất cứ ai khỏi virus trong không khí, trong việc rửa tay sẽ giúp giảm sự lây lan của vi-rút qua tiếp xúc với mắt, mũi và miệng, và trên các bề mặt bên ngoài cơ thể.
Một đợt bệnh thường kéo dài 5 đến 7 ngày
Người ta hay nói đùa rằng nếu bạn điều trị cảm lạnh, nó sẽ kéo dài 7 ngày, còn nếu bạn không điều trị, nó sẽ kéo dài một tuần. Mặc dù có một vài điều mà bạn có thể làm để làm giảm triệu chứng sớm hơn một hai ngày, song một đợt cảm lạnh thuyên giảm khá rõ ràng sau 7 ngày bất kể bạn làm gì.
Cảm lạnh lây khi trời khô hơn là khi trời ẩm
Trong không khí khô, các giọt nhỏ chứa vi-rút sẽ bị khô đi nhanh hơn, khiến chúng nhỏ hơn và nhẹ hơn, và có thể di chuyển qua khoảng cách lớn hơn. Tất cả những điều này khiến vi-rút lây lan nhanh hơn, đó là lý do tại sao mùa đông lại là mùa lây truyền cảm lạnh.
Vitamin C không chữa khỏi cảm lạnh
Nếu bạn có chế độ ăn uống giàu vitamin C, nó có thể giúp giảm triệu chứng nếu bạn bị nhiễm, nhưng nó sẽ không ngăn ngừa hoặc chữa khỏi cảm lạnh. Uống thật nhiều vitamin C khi bị cảm lạnh có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn sớm hơn một ngày, nhưng không có gì đảm bảo.
Tập thể dục có thể giúp bảo vệ chống cảm lạnh
Tập thể dục đã được chứng minh là tăng cường miễn dịch, nói chung là giữ cho người tập khỏe mạnh hơn so với những người không tập thể dục thường xuyên. Có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tật ngay từ đầu tiên, vì thế hãy cầm lấy đôi giày thể thao của bạn và đi thôi. Tuy nhiên, nếu bạn bị ốm, thì đã đến lúc nghỉ ngơi.
Mật ong có thể giúp ích
Mật ong là một trong số ít phương thuốc dân gian mà khoa học thực sự ủng hộ. An toàn cho mọi người ngoại trừ trẻ dưới 1 tuổi, mật ong có tác dụng như một loại sáp thơm nhẹ để chống lại tình trạng khô và kích ứng họng và xoang. Trà ấm pha với nhiều mật ong sẽ không làm bạn khỏi cảm lạnh nhanh hơn, nhưng nó sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và nghỉ ngơi mà không thấy những triệu chứng khó chịu.
Người bệnh dễ lây nhất là 2-4 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện
Thiên nhiên có một hệ thống được xây dựng để báo cho chúng ta biết khi ai đó đang lây bệnh: họ là một mớ hỗn độn gồm hắt hơi, chảy nước mũi, và trông rất tệ hại. Phản ứng theo bản năng của chúng ta là tránh xa những người bị bệnh khi các triệu chứng của họ nặng nhất, đó là chính là khi họ lây bệnh nhiều nhất.
Bạn không bao giờ bị cùng một loại cảm lạnh hai lần
Khi cơ thể bị cảm lạnh, nó sẽ bắt đầu tạo ra miễn dịch để chống lại chủng vi-rút cụ thể đó, đồng nghĩa với việc nó sẽ không bao giờ nhiễm vào bạn một lần nữa. Điều này có nghĩa là một khi bạn lây cảm lạnh sang những người xung quanh, không phải ai cũng bị bệnh.
Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38