Mẹo nhỏ để phục hồi năng lượng sau một đêm mất ngủ
9 bí quyết đơn giản giải quyết các vấn đề về giấc ngủ | |
Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới nhất năm 2017: Ngủ “sạch” |
(Nguồn: lifehack.org) |
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng - các nhà nghiên cứu cho rằng họ có thể đã tìm ra một giải pháp bất ngờ. Dường như biết rằng bạn không ngủ đủ có thể thực sự khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Suy nghĩ rằng bạn không ngủ đủ có thể làm tồi tệ hơn các triệu chứng - điều này làm nổi bật sức mạnh của tâm trí đối với cơ thể.
Nghiên cứu mới đây được công bố trên chuyên san Tâm lý học thử nghiệm đã xem xét các tác động của “ngủ giả dược” đối với những người tham gia nghiên cứu, và tìm ra rằng đây là một cách hiệu quả để giảm sự mệt mỏi. Nhưng “ngủ giả dược” là gì và nó có thể giúp ích cho bạn như thế nào? Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về nghiên cứu này.
Nghiên cứu về ngủ giả dược
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Colorado đã quyết định kiểm tra các tác động của “ngủ giả dược” đối với người tham gia thử nghiệm để xem xem nó có giúp giảm sự mệt mỏi hay không. Họ bắt đầu bằng việc yêu cầu các tình nguyện viên báo cáo lại mức độ ngủ sâu của họ trong đêm hôm trước, và sau đó các nhà nghiên cứu nói với tình nguyện viên về tầm quan trọng của giấc ngủ REM.
Các nhà nghiên cứu nói rằng người lớn thường dành từ 20% đến 25% giấc ngủ của mình trong trạng thái ngủ REM, và rằng những người ít ngủ REM hơn thường có kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra khả năng học hỏi, trong khi những người dành nhiều hơn 25% giấc ngủ trong trạng thái REM thường có kết quả tốt hơn.
Sau cuộc nói chuyện này, các tình nguyện viên được nối với một thiết bị mà họ cho là đọc được nhịp tim, mạch và tần số sóng não của họ. Trên thực tế, chiếc máy chỉ đo hoạt động sóng não của họ. Các tình nguyện viên được cho biết rằng thiết bị sẽ cho các nhà nghiên cứu biết thời gian ở trong trạng thái ngủ REM vào đêm hôm trước của họ là bao nhiêu, nhưng điều này không đúng. Các tình nguyện viên đều được thông báo rằng họ dành 16,2% hoặc 28,7% giấc ngủ của họ trong trạng thái REM. Điều này cũng không chính xác.
Sau đó các tình nguyện viên thực hiện các bài kiểm tra khả năng học tập để đo khả năng chú ý và tốc độ xử lý thông tin của họ. Cả 2 kỹ năng này đều có thể bị tác động bởi thiếu ngủ. Kết quả cho thấy rằng các tình nguyện viên nghĩ rằng họ có thời lượng ngủ REM cao hơn mức trung bình làm tốt hơn trong các bài kiểm tra so với những người được thông báo rằng họ ngủ REM ít hơn mức trung bình. Kết quả thú vị này đã cho thấy sức mạnh của ngủ giả dược, và giờ đây nhiều người đang tự hỏi liệu có thể sử dụng phương pháp này để cải thiện mức năng lượng và khả năng tập trung hay không.
Lợi ích của ngủ giả dược đối với người không ngủ đủ giấc
Rõ ràng ngủ giả dược có thể được sử dụng để cải thiện khả năng nhận thức. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tin rằng họ được nghỉ ngơi đầy đủ có nhiều khả năng đạt kết quả tốt hơn. Mặt khác, những người nghĩ rằng họ mệt mỏi và thiếu ngủ có nhiều khả năng bị giảm kỹ năng nhận thức.
Nghiên cứu đã cho thấy sức mạnh của tâm trí. Ngủ giả dược có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai để giúp khôi phục năng lượng não bộ của họ, hay thậm chí khả năng nhận thức nói chung. Điều này có thể hữu ích cho những người đôi khi không ngủ đủ giấc do stress hoặc làm việc vất vả, vì họ có thể cố gắng nghĩ rằng "Tối qua mình ngủ đủ" để tự tăng khả năng chú ý và năng suất làm việc.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng mặc dù ngủ giả dược rất có ích đối với những người thỉnh thoảng khó ngủ, song nó không được khuyến nghị đối với người bị mất ngủ lâu dài. Nếu bị mất ngủ kinh niên, hãy tìm đến các bác sỹ để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị./.
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05