Mang Tết đến với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Bắc Giang
Sẽ trao 6200 suất quà trong dịp Tết Kỷ Hợi | |
Trên 150 tỷ đồng giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn | |
Trao tặng 330 xe đạp cho học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn |
Giáo viên gửi “điều ước” giảm áp lực đến Bộ trưởng
Tới thăm cô giáo Vũ Thị Anh, giáo viên Trường Mầm non Vô Tranh 1, xã Vô Tranh - một trong những xã khó khăn của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã được chứng kiến và chia sẻ với cuộc sống muôn vàn khó khăn của gia đình cô giáo trẻ. Cô giáo Vũ Thị Anh là trụ cột gia đình, đồng lương ít ỏi của một giáo viên mầm non được cô tằn tiện để nuôi mẹ già, chị gái, chồng không có việc làm và 2 con nhỏ.
Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng trong cuộc trò chuyện với người đứng đầu ngành Giáo dục, cô giáo Vũ Thị Anh không nhắc tới hoàn cảnh gia đình. Cô giáo chia sẻ với Bộ trưởng công việc hàng ngày của một giáo viên mầm non có thâm niên công tác 9 năm, những niềm vui và cả những áp lực trong công việc.
Gửi tới Bộ trưởng 3 “điều ước” về công việc của bản thân, cô Anh ước chế độ chính sách với giáo viên mầm non sẽ tốt hơn để thu nhập, đời sống của cô và các giáo viên khác sẽ tốt hơn, việc nâng hạng cho giáo viên mầm non được thực hiện phù hợp hơn; cô mong giáo viên mầm non sẽ được giảm bớt các sổ sách hành chính để chuyên tâm cho công việc chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, cô Anh cũng mong Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ quan tâm đến giờ giấc làm việc của giáo viên mầm non để giảm bớt áp lực cho giáo viên, như hiện nay hầu hết giáo viên phải làm quá thời gian quy định.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tới thăm, chúc tết gia đình cô giáo Vũ Thị Anh. (Ảnh: Bộ GD&ĐT) |
Chia sẻ và đồng cảm với những vất vả, thiệt thòi của đội ngũ giáo viên mầm non, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hứa với cô giáo Vũ Thị Anh sẽ đề xuất, tham mưu với Chính phủ để có chế độ, chính sách tốt hơn cho giáo viên nói chung, trong đó có giáo viên mầm non.
Về mong muốn giảm áp lực hồ sơ, sổ sách cho giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định, đây là việc trong thẩm quyền và sẽ làm ngay trong thời gian tới để tạo động lực, giảm áp lực cho giáo viên. Về giờ giấc làm việc, Bộ trưởng đề nghị chính quyền địa phương quan tâm để đảm bảo định mức giáo viên mầm non, khi đủ giáo viên, nhân viên theo quy định, vất vả với giáo viên sẽ phần nào được giảm bớt.
Tới thăm gia đình vợ chồng thầy giáo Nguyễn Xuân Đưa (Trường THCS Vô Tranh, huyện Lục Nam) và cô giáo Nguyễn Thị Nhài (Trường Mầm non số 2 Nghĩa Phương, huyện Lục Nam), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ được lắng nghe những chia sẻ của một gia đình giáo viên có đời sống rất khó khăn nhưng đầy nhiệt huyết trong công việc.
Thầy Nguyễn Xuân Đưa là giáo viên Sinh học và Công nghệ có thâm niên công tác 18 năm, quê thầy ở Hải Dương, tốt nghiệp THPT thầy thi đỗ Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Giang và gắn bó với mảnh đất Bắc Giang từ đó. Có nhiều năm là giáo viên dạy giỏi nhưng câu chuyện đầu năm với người đứng đầu ngành Giáo dục lại là những chia sẻ của thầy Đưa về một vấn đề đang được nhắc đến nhiều trong những ngày qua của ngành Giáo dục là thi giáo viên giỏi.
Thầy Đưa cho rằng, không nên bỏ thi giáo viên giỏi, vì qua đây mới đánh giá được chất lượng giáo viên nhưng cần phải thay đổi cách tổ chức thi, đánh giá sao cho thiết thực và hiệu quả, đảm bảo phù hợp hơn cho cả giáo viên và học sinh, như hiện nay rất áp lực.
Đề đạt của thầy Đưa đã được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận và cho biết sẽ có chỉ đạo tích cực trong thời gian tới để có những thay đổi căn bản trong cách thức tổ chức thi giáo viên giỏi cũng như cách đánh giá giáo viên. Bộ trưởng cũng mong rằng, vợ chồng thầy giáo Nguyễn Xuân Đưa và cô giáo Nguyễn Thị Nhài sẽ vượt qua khó khăn để tiếp tục nuôi dưỡng ngọn lửa yêu nghề, đóng góp tích cực vào sự nghiệp trồng người.
Cô giáo Vũ Thị Anh và thầy giáo Nguyễn Xuân Đưa là 2 trong số 33 nhà giáo và 50 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Bắc Giang được nhận quà tết của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong dịp này.
Quan trọng là tâm thế đổi mới
Tại Bắc Giang, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT. Tâm thế đổi mới là điều được người đứng đầu ngành Giáo dục nhấn mạnh trong cuộc gặp gỡ này.
Nhìn lại năm 2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề cập tới những việc ngành Giáo dục đã làm được. Đó là những thành quả của giáo dục đại trà thể hiện qua những đánh giá của các tổ chức quốc tế hay thành tích ấn tượng của giáo dục mũi nhọn thông qua kết quả của các đoàn học sinh Olympic quốc tế. Đóng góp vào thành quả chung đó có sự nỗ lực của ngành Giáo dục Bắc Giang - một trong những địa phương có quy mô giáo dục lớn nhưng luôn dẫn đầu về chất lượng dạy và học.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tặng quà tết cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường Dân tộc nội trú huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh: Bộ GD&ĐT) |
Năm 2018 cũng là năm quan trọng của ngành Giáo dục. Sau gần 6 năm khởi động, biên soạn và lấy ý kiến nhân dân, chương trình giáo dục phổ thông mới đã chính thức ban hành. Theo Bộ trưởng, hiện nay xã hội đang trông đợi vào quá trình triển khai thực hiện chương trình này.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh đến tâm thế đổi mới của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và mong rằng, Bắc Giang sẽ đi đầu trong việc quán triệt tâm thế này để mỗi giáo viên, mỗi cán bộ quản lý thực sự thay đổi, trở thành một phần tích cực của đổi mới. Đồng thời đề nghị, Bắc Giang sẽ đi đầu trong việc thực hiện chỉ đạo của Bộ “giảm áp lực cho giáo viên” bằng việc cắt giảm mạnh các hồ sơ, sổ sách không cần thiết; mạnh dạn bỏ bớt các tiêu chí thi đua gây áp lực cho giáo viên; xem xét, điều chỉnh, cắt giảm các hội thi, cuộc thi không thiết thực cho giáo viên… “Phải làm sao để các thầy cô được vinh danh thấy xứng đáng, cơ sở giáo dục thấy tự hào. Nếu bản thân chúng ta còn thấy vất vả thì xã hội sẽ không đồng tình” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ.
Tin tưởng ngành Giáo dục Bắc Giang sẽ có nhiều thành quả tốt đẹp trong năm 2019, đóng góp xứng đáng vào kết quả của toàn ngành, Bộ trưởng chia sẻ “mỗi người trong ngành chỉ cần có đổi mới nhỏ, thiết thực, chúng ta sẽ có một rừng đổi mới; quan trọng là chúng ta sẵn sàng đổi mới và đoàn kết để đổi mới”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40