Lụa Vạn Phúc – gian nan gìn giữ giá trị

Làng lụa Hà Đông (hay làng lụa Vạn Phúc) có nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng của Hà Nội từ hơn ngàn năm trước. Lụa ở đây từng được người Pháp ca ngợi là “Đệ nhất tinh xảo của Đông Dương”. Song, để giữ gìn được cái danh đệ nhất đó thì còn là một con đường gian nan của người làm lụa. 
Người giữ hồn cho lụa truyền thống Vạn Phúc
Rực sắc màu lụa Vạn Phúc

Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính của làng quê xưa. Làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương – vợ của Cao Biên, thái thú Giao Chỉ đã dạy dân nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm Thành hoàng làng.

Lụa Vạn Phúc thời phong kiến là một vật phẩm tiến vua và được mang đi dự hội đấu xảo tại Marseille và Paris (Pháp) và đã giành nhiều huy chương thời Pháp thuộc. Xưa có câu: “The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng/ Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn”. Lụa Hà Đông có nhiều loại như lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ vải thường tầm 90 – 97 cm, nhưng nổi tiếng nhất trong các loại lụa Hà Đông có lẽ là lụa vân – loại lụa có hoa văn nổi vân trên mặt lụa.

Lụa Vạn Phúc – gian nan gìn giữ giá trị

Với nét văn hóa lâu đời đó, người làm lụa buộc phải tìm ra những hướng đi mới để lụa Vạn Phúc vừa phát triển mà vẫn giữ được những tinh túy nghề mà ông cha đã để lại. Chính vì lẽ đó mà năm 2010, làng lụa Vạn Phúc được Thành phố Hà Nội quy hoạch và đầu tư xây dựng thành làng nghề du lịch trọng điểm của Thủ đô. Nhờ đó, cổng tam quan bề thế được xây để đón chào du khách bốn phương. Các biển hiệu bằng tiếng nước ngoài, khu giới thiệu các công đoạn làm nên lụa Vạn Phúc cũng được ghi đầy đủ thông tin, giúp khách du lịch nước ngoài dễ khám phá.

Hiện ở Vạn Phúc, trong miếu thờ Thành Hoàng có bày khung cửi cổ - chứng tích lịch sử của một làng nghề được tu sửa, nhưng vẫn lưu lại giá trị lịch sử. Ngoài ra, bên trong miếu thờ còn tái hiện mô hình nhỏ một khu chợ, để khách tham quan có thể tìm hiểu. Đồng thời, kề đó là một khu cửa hàng bày bán các sản phẩm để phục vụ khách tham quan.

Với diện mạo mới, nhưng làng lụa không mất đi giá trị vốn có của sản phẩm là sự mềm mịn, ống ả, ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè. Để bắt kịp với nhu cầu của thời đại mới, những người làm lụa tại đây đã đầu tư máy móc thay cho dệt thủ công. Theo chia sẻ của bác Tỵ - một trong những người làm lụa của xưởng sản xuất lụa NguyễnVăn Mão, bác làm ở đây được 20 năm, mỗi ngày làm 7 giờ với tiền công 100.000 đồng/ngày. Do công việc cũng không thường xuyên cộng thêm chủ yếu sử dụng máy móc, nên làm việc cũng nhàn và nhanh hơn. Điểm nhấn của những tấm lụa đấy đó là họa văn trang trí rất đối xứng, đường nét luôn mềm mại.

Giờ đây, về với Vạn Phúc, du khách không chỉ mua được sản phẩm lụa tơ tằm chính hiệu mà còn được tham quan các cơ sở sản xuất tìm hiểu về quy trình sản xuất ra sản phẩm, trò chuyện cùng các nghệ nhân. Đây cũng là nét độc đáo nhằm giới thiệu quảng bá lụa Vạn Phúc – làng nghề hơn 1.000 năm tuổi đến với công chúng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vấn đề về việc truyền nghề cho người trẻ vẫn chưa thực sự tìm được lối đi cụ thể.

Phạm Dung

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai

(LĐTĐ) Ngày 15/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chứng kiến Lễ khởi công xây dựng tuyến đường Đặng Thai Mai giai đoạn 1, phường Quảng An, quận Tây Hồ.
Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên

Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên

(LĐTĐ) Sáng ngày 15/1, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 50, 45, 40, 30 năm tuổi Đảng đợt 3/2/2025 tới các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng dự và trao Huy hiệu Đảng tới các đảng viên.
Trao 1.850 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Trao 1.850 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn quận Thanh Xuân tổng số tiền 1,016 tỷ đồng.
2025 drone trình diễn công nghệ ánh sáng tại Hồ Tây chào mừng năm mới vào tối ngày 18/1

2025 drone trình diễn công nghệ ánh sáng tại Hồ Tây chào mừng năm mới vào tối ngày 18/1

(LĐTĐ) Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Lần đầu tiên, 2025 drone sẽ trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây. Sự kiện mở cửa tự do phục vụ công chúng.
Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025

Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Đã có hơn 300.000 vé tàu Tết Ấy Tỵ 2025 đã được ngành Đường sắt bán ra, tính đến ngày 15/1/2025.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
Giá xăng ngày 16/1 có thể được điều chỉnh tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng ngày 16/1 có thể được điều chỉnh tăng hơn 500 đồng/lít

(LĐTĐ) Theo biến động của giá dầu thế giới tuần qua, một số chuyên gia dự báo, ngày mai (16/1), nếu các nhà điều hành giá không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng trong nước có thể tăng từ 250 - 550 đồng/lít…

Tin khác

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hòa trong không khí đó, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

(LĐTĐ) Rằm tháng Chạp là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Ngày này không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong năm.
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ người dân Thủ đô trong các ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2025.
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

(LĐTĐ) Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 với chủ đề “Shine Your Vibes - Tỏa chất riêng” sẽ được tổ chức vào 20h tối 18/1 tại không gian di sản hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

(LĐTĐ) "Chiêm bao" - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) diễn ra từ ngày 3-19/1/2025 tại Area 75 - Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hà Nội), giới thiệu đến công chúng 26 tác phẩm chân dung ghép gốm độc đáo trên nền sơn mài.
Xem thêm
Phiên bản di động