Người giữ hồn cho lụa truyền thống Vạn Phúc
Tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người | |
Nữ trưởng kíp giỏi việc nước đảm việc nhà | |
Nữ kỹ sư đam mê sáng tạo |
Với chị mỗi khung cửi, mỗi sợi tơ như mạch máu trong cơ thể, nó nuôi dưỡng niềm đam mê, khát khao được cống hiến, gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống đã được cha ông truyền lại.
Luôn trăn trở với nghề, vì thế, khi phát hiện ra những mẫu vải cổ, hoặc có những gia đình gửi mẫu vải lụa từ thời xưa nhờ phục dựng lại, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm luôn cố gắng hết mình. Chị phải đến từng gia đình trong làng, hỏi các cụ cao niên để họ truyền lại và chia sẻ những kinh nghiệm làm nên loại lụa truyền thống. Thậm chí, nhiều mẫu chị phải mất đến cả năm trời mới khôi phục được, khi thành công nó đã trở thành đứa con tinh thần, là động lực thôi thúc chị tìm cái mới, phục dựng cái mới.
Nhờ vậy chị đã phát triển được nhiều mẫu lụa quý hiếm bằng nguyên liệu tơ tằm 100% như vân quế hồng diệp, lụa vân triện thọ, lụa vân băng hoa, lụa vân long phượng mây bay, lụa vân song hạc, lụa vân mai thọ, lụa sa đuôi công to, lụa vân lưỡng long song phượng, lụa vân lưỡng long song thọ... Với tổng cộng hơn 20 sản phẩm lụa quý hiếm, được phục chế không chỉ bởi cách dệt thủ công, tạo ra mặt hàng tinh xảo, màu sắc êm dịu mà còn bởi các hoa văn mang nét văn hóa Việt.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm cho biết: “Để duy trì được nghề dệt truyền thống của cha ông, đưa làng nghề dệt Vạn Phúc phát triển như hiện nay, đó là cả một sự cố gắng, đồng lòng của toàn thể người dân làng nghề, cùng sự định hướng, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, điều mà các hộ gia đình ở làng nghề lo lắng nhất là nguồn nguyên liệu không ổn định; việc xử lý nguyên liệu còn rất thủ công do chưa hình thành được các cơ sở, nhà máy chế biến và xử lý. Mặt khác, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp đa số là nhỏ. Lực lượng lao động phần lớn được đào tạo theo phương pháp truyền nghề, sản xuất hộ gia đình, chưa có trường lớp đào tạo chính quy, vì thế làng nghề đang gặp rất nhiều thách thức trước sự hội nhập quốc tế”.
Hiện Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm là chủ cơ sở dệt lụa tơ tằm Triệu Văn Mão, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Hà Nội, thành viên BCH Hiệp hội thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội, Ủy viên Ủy ban MTTQ quận Hà Đông, Ủy viên Ủy ban MTTQ phường Vạn Phúc, đại biểu HĐND phường Vạn Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016. Năm 2006 chị đã đoạt giải "Ngôi sao Việt Nam" tại Huế; 2 lần nhận giải "Bông hồng vàng Thủ đô", được UBND thành phố tặng bằng khen và tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội tặng giấy khen vì đã có thành tích đóng góp cho phong trào phụ nữ Thủ đô. Mới đây, chị được trao tặng danh hiệu nữ Công dân Thủ đô Ưu tú 2015.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05