Lừa đảo kinh doanh qua mạng: Luật nghiêm, xử khó!
Hà Nội dẫn đầu cả nước về tỷ lệ hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng | |
Bán hàng trên mạng có giá trị từ 1 triệu đồng có thể bị đánh thuế | |
Vẫn khúc mắc cách tính thuế chưa phù hợp |
Nhiều chiêu trò
Kinh doanh qua mạng đang là xu hướng phổ biến hiện nay của xã hội. Tuy nhiên, sự bùng nổ của hệ thống công nghệ thông tin trong các giao dịch và thanh toán điện tử đã làm nảy sinh các loại tội phạm công nghệ cao. Trong đó, phổ biến là hình thức lập trang web giả để lừa người tiêu dùng và bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Các đối tượng xấu biến mạng xã hội trở thành miếng đất màu mỡ để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ảnh: Lê Thắm |
Ngày 23/6/2018, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) Công an TP Hà Nội phối hợp Cơ quan CSĐT (PC45) Công an tỉnh Phú Yên tổ chức bắt, khám xét khẩn cấp, tạm giữ hình sự đối với Phan Chí Trung (23 tuổi, ở Hòa Hiệp Trung, Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) về tội "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Theo Công an, qua làm việc với 7 người bị hại ở địa bàn Hà Nội, họ cho biết khoảng tháng 10/2017, khi tham gia vào các group buôn bán hàng hiệu như “Tín đồ hàng hiệu.net”, "Authluxy – Authentic Only", họ bị 2 tài khoản Fakebook mang tên “Tang Hang” và “Hoàng Hiền Thương” mời mua hàng hiệu như túi xách, giày dép, ví nữ… của các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
Các tài khoản này gửi cho họ hình ảnh các mặt hàng mà khách đang cần mua và thỏa thuận giá cả. Do người bán đưa ra giá hợp lý nên người mua đã đồng ý và chuyển tiền vào tài khoản theo yêu cầu. Sau đó, người bán hàng lấy các lý do như hàng về chậm, hết hàng, phía nước ngoài đang nghỉ lễ… để không trả hàng cho người mua theo đúng hẹn.
Khi người mua liên lạc yêu cầu trả lại tiền thì bị chặn Fakebook và cắt cả điện thoại. Chỉ riêng 7 khách hàng ở Hà Nội đã bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền 156 triệu đồng. Không chỉ đối với 7 khách hàng ở Hà Nội mà Trung còn sử dụng những thủ đoạn nêu trên đối với các đối tượng khác và chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến 400 triệu đồng.
Đây là một trong những vụ án lừa đảo bán hàng qua mạng được cơ quan chức năng làm sáng tỏ gây xôn xao dư luận. Trên thực tế, đã có không ít vụ việc lừa đảo, kinh doanh qua mạng xảy ra dưới nhiều hình thức và thủ đọan khác. Nhưng do chính khách hàng lại in lặng, không trình báo với Công an.
Trên các trang mạng xã hội, dạo quanh một vòng các Fanpage nổi tiếng dành cho giới trẻ không hiếm các bài đăng chia sẻ về trường hợp bị “lừa” của mình. Các chiêu trò lừa đảo phổ biến thường là: Đặt hàng, nhận tiền trước nhưng không giao hàng; giao hàng kém chất lượng, không đúng mẫu mã hoặc đúng mẫu mã nhưng chất lượng không đảm bảo; khi khách hàng gọi điện đòi hàng hoặc đổi trả thì khóa sim, chặn, xóa Fakebook…
Chị Hoàng Thị Tiền (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) chia sẻ: “Tôi và cả bạn bè mình đã từng nhận trái đắng từ thói quen mua sắm qua mạng. Có lần chúng tôi vào trang Fakebook bán hàng thời trang nữ để mua quần áo. Do thấy shop này có số lượt like và tương tác lớn nên tôi khá tin tưởng.
Chúng tôi có oder váy và áo khoác do Fakebook này giới thiệu là hàng lấy từ bên Anh về. Sau khi thỏa thuận giá cả và đồng ý chuyển khoản trước Fakebook này hẹn tôi 2 tuần sẽ có hàng. Thế nhưng, sau 1 tháng chưa thấy hàng, tôi nhắn tin hỏi thì nhận được câu trả lời là hàng về trễ. Đợi thêm 2 tuần nữa vẫn không thấy hàng, đôi co với chủ Fakebook nhiều lần cuối cùng bị block, chặn Fakebook, số điện thoại cũng không liên lạc được”.
Giống với chị Tiền, chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa (Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm) cũng từng bị lừa. Nhưng cú lừa của chị đến từ việc thoải mái cung cấp thông tin của mình trên mạng xã hội. Chị hoa cho biết: “Do tính ngại đi xa nên tôi thích mua hàng trên mạng. Đợt trước tôi có đặt mua quần áo của một cửa hàng tại TP. HCM. Hai hôm sau tôi nhận được điện thoại của shiper nói là giao hàng cho mình.
Lúc đấy chủ quan nghĩ quần áo không cần kiểm tra nên mang vào nhà luôn. Đến khi mở ra thì thấy đúng là bộ đồ mình giặt nhưng chất vải nhàu nhĩ không khác gì giẻ lau nhà nên tôi đã gọi điện đến cửa hàng phản ánh. Bên cửa hàng trả lời là họ chưa gửi hàng. Tôi vội vàng gọi lại cho shiper thì không nghe máy”. Sau này chị Hoa mới nhớ ra, lúc đặt hàng đã vô tư để lại địa chỉ và số điện thoại của mình nên có thể đã mắc phải “chiêu bẩn”, cướp khách của một số đối tượng xấu.
Khó xử lý
Thực tế nhận thấy, công nghệ đã và đang làm thay đổi phương thức, thói quen mua sắm của mọi người dân, từ những người nội trợ cho đến nhân viên văn phòng. Chỉ cần ngồi một chỗ, lựa chọn món đồ mình thích và với một cú click chuột, hàng hóa sẽ được ship đến tận nơi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc mua hàng online cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Khi giao dịch, mua bán online, người mua chỉ nhìn thấy hình ảnh minh họa của sản phẩm chứ không phải sản phẩm thật, cũng không được tận mắt quan sát hay kiểm tra. Hơn nữa, người bán hàng online có thể một lúc tạo nhiều tài khoản ảo để giao dịch, trò chuyện và bán hàng. Nếu không thực sự tìm hiểu cặn kẽ về đối tượng bán hàng, người mua hàng online có thể trở thành “con mồi” bị lợi dụng. Kể cả khi phát hiện sự gian dối, họ cũng khó có thể truy lùng, nhận dạng đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo với mình.
Bên cạnh đó, việc quản lý bán hàng online vẫn còn là một lỗ hổng. Chỉ cần 1 tài khoản mạng xã hội, bất kỳ ai cũng có thể đăng bán hàng mà không có cơ quan nào kiểm tra, kiểm soát chất lượng; nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Trên phương diện pháp lý, chuyên viên Nguyễn Ngọc Sinh (văn phòng Luật sư DLS) cho rằng, khi bị lừa đảo qua mạng xã hội, đa số khách hàng thường có tâm lý ngại không tố cáo vì giá trị không quá lớn hoặc là không biết đến việc mình có thể tố cáo các hành vi trên đến các cơ quan chức năng. Trên thực tế, họ hoàn toàn có thể làm như vậy.
“Theo Điều139 BLHS quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm” – chuyên viên Nguyễn Ngọc Sinh cho biết.
Như vậy, người phạm tội có thể đối mặt với những án tù có thể án treo nếu mức độ hành vi không nghiêm trọng. Nhưng cũng có thể kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt nghiêm trọng sẽ có khung hình phạt cao là phạt tù.
Về phía cơ quan chức năng cho biết, vấn đề kiểm tra, xử lý việc chiếm đoạt tài sản qua mạng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do việc các đối tượng xấu lợi dụng sự ưu việt của Internet để che đậy hành vi như: Đăng ký tên các tài khoản thường không đúng sự thật, hoặc có thể có nhiều nhóm người cùng thực hiện hành vi nhưng địa điểm thực hiện hành vi lại không cùng một địa bàn…
Được biết, từ ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực, các thông tin vụ việc được phản ánh trên Fakebook nhanh chóng được các lực lượng chức năng tìm hiểu, giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế, khi mà kẻ xấu đang tìm mọi cách lợi dụng phát triển vượt bậc của Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trước hết khách hàng phải tự ý thức bảo vệ tài sản của mình.
Trước khi quyết định mua sắm online khách hàng cần lựa chọn địa chỉ mua sắm uy tín, công khai rõ địa chỉ, danh tính người bán, rõ ràng, minh bạch cách thức thanh toán. Phải nắm chắc thông tin về các điều kiện và điều khoản giao dịch, nhất là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận…
Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ về mặt hàng sản phẩm trước khi mua như nguồn gốc xuất xứ, tính năng và những phản hồi đánh giá về sản phẩm của các khách hàng đã mua trước đó. Đặc biệt thận trọng trước những trang web ảo, không được cấp phép nhưng yêu cầu quá cụ thể, chi tiết các thông tin cá nhân của khách hàng. Đó có thể là một hình thức đánh cắp thông tin khi khách hàng hoàn toàn lơ là, không cảnh giác...
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24