Lời cảnh báo bằng máu
Hạnh phúc muôn mặt | |
Chiếc xúc xắc | |
Thỏa thuận kinh hoàng |
Cái nghề này đã cướp đi sinh mạng của biết bao con người, của chính kẻ gây ra vụ nổ thì đã đành, nhưng còn kéo theo cái chết oan uổng cho những người xung quanh, nhiều lúc của cả chính gia đình họ.
Điều gì đã thôi thúc họ làm cái nghề “giỡn mặt thần chết” đó? Tại sao họ vẫn có thể làm nghề khác để kiếm sống mà không phải đối mặt với cái chết thảm khốc? Cái gì đã hấp dẫn họ đến thế?
Những sản phẩm mà người “cưa bom” thu được khi cưa cắt một quả bom, một trái mìn hay cái đầu đạn pháo là sắt vụn, gang vụn, đồng vụn… và thuốc nổ. Kim loại vụn thì bán theo ký lô chẳng được mấy đồng, nhưng chính lượng thuốc nổ trong đó mới là thứ đáng giá. Thuốc nổ bán cho dân khai thác đá, bán cho ngư dân đi biển đánh cá, thậm chí họ bán cho cả những kẻ có mưu đồ xấu ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Có tiền nhanh như thế, nên họ mới mừng rỡ khi vớ được quả bom (càng to càng tốt!) và thế là họ mải miết cưa, mải miết đục, mải mê cắt, mà không cần biết thần chết đang lơ lửng trên đầu. Họ quá tự tin vào bản thân, bởi họ đã từng nhiều lần cưa như thế, cắt như thế, đục như thế có sao đâu? Và rồi “bùm!”, họ không kịp hiểu vì sao họ vẫn làm như thế mà lại nổ?
Ở Berlin, khi người thi công đào móng xây dựng nhà, phát hiện quả bom từ Thế chiến thứ II sót lại, chính quyền đã lệnh sơ tán cả nửa thành phố để xử lý. Vậy mà ở đây, một người buôn phế liệu, gom về cả bom đạn mà không ai hay biết.
Các tổ chức nhân đạo quốc tế rất quan tâm vấn đề này ở Việt Nam. Lúc đầu, họ kinh ngạc về những người làm nghề rà tìm phế liệu, vật liệu nổ, sau thì họ hiểu lý do tại sao và họ lập các dự án hỗ trợ cho những người đó chuyển nghề, hỗ trợ giúp những nạn nhân của bom mìn được tái hòa nhập với cộng đồng. Họ đưa chương trình giáo dục về hiểm họa bom mìn vào nhà trường dạy cho học sinh, chả thế mà trẻ em ở Quảng Trị nói vanh vách về các loại bom, mìn, vật nổ và cách xử trí khi nhìn thấy nó. Những lời cảnh báo bằng máu vẫn diễn ra từ các vụ nổ bom, nhưng có vẻ như nó chưa cảnh tỉnh được những con người bất chấp mạng sống để mưu sinh.
Đất nước đã qua chiến tranh hơn 40 năm mà vẫn còn những người chết vì bom đạn. Phải chăng ở đâu đó, con người vẫn còn thờ ơ với mạng sống của mình và mạng sống của cộng đồng?
Bảo Anh
Nên xem
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước
Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Tin khác
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Xã hội 25/11/2024 22:05
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Xã hội 25/11/2024 14:34
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43