Loại bỏ thực phẩm bẩn: Cần sự giám sát đặc biệt
Loại bỏ thực phảm bẩn: Doanh nghiệp phải đi tiên phong | |
Hà Nội sẽ mua xe kiểm nghiệm thực phẩm lưu động |
Từ những con số biết nói…
Số liệu mà Bộ Y tế đưa ra tại Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp - người tiêu dùng tổ chức mới đây khiến cho chúng ta không khỏi giật mình, thậm chí bàng hoàng, đó là: Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 75.000 người chết vì ung thư (tính ra mỗi ngày có 250 người chết vì căn bệnh này). Và, chỉ với 6 loại ung thư phổ biến, tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp cho công tác điều trị đã lên tới con số 26.000 tỉ đồng/năm, chiếm 0,22% GDP của Việt Nam. Cũng theo Bộ này, căn bệnh ung thư có nhiều nguyên nhân gây ra, song thời gian qua do sử dụng thực phẩm bẩn cũng như sử dụng nguồn nước bị nhiễm độc là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tăng đột biến.
Liên quan đến an toàn thực phẩm, mỗi bộ quản lý một góc, dẫn đến trách nhiệm quản lý Nhà nước bị buông lỏng. Ảnh minh họa. |
Còn một bác sĩ ở Bệnh viện ung bướu Hưng Việt dẫn báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa ra dẫn chứng, cả nước có hơn 2.000/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và thú y kém chất lượng; hơn 2.500/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thế nên, dẫn đến tình trạng tỉ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, trong khi yếu tố di truyền chỉ chiếm 5-10% (mắc ung thư do hút thuốc lá chiếm 30%).
…đến quản lý “chặt” mà “lỏng”!
Để đảm bảo cho người dân được sử dụng thực phẩm an toàn, ngày 17.6. 2010, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn thực phẩm, sau đó ngày 25.4.2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số số 38 Quy định chi tiết thực thi đạo luật này. Tiếp đó, ngày 9.4.2014 liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Y tế - Công Thương ban hành Thông tư 13 hướng dẫn thực hiện Nghị định 38 của Chính phủ. Nhìn lại Thông tư này xem ra rất “chặt chẽ” liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về ATTP. Cụ thể theo Điều 3 của Thông tư số 13: “Bảo đảm nguyên tắc một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý Nhà nước”.
Tuy nhiên, từ Khoản 3 đến Khoản 7 Điều 3 lại quy định: “Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý; Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý; Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương; Nếu có phát sinh, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Liên bộ giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, theo các chuyên gia, lại rất “khôi hài”, ví như khách hàng vào một quán phở, ăn một tô phở chẳng may bị đau bụng thì cùng lúc 3 ngành đều vào cuộc: Ngành nông nghiệp truy chất lượng rau, hành, Bộ Y tế truy chất lượng vệ sinh thực phẩm của thịt, còn Bộ Công Thương truy quá trình sản xuất và lưu thông… Kết thúc kiểm tra, chủ cửa hàng bị phạt hành chính vì tội dùng thực phẩm bẩn làm cho khách hàng đau bụng (nếu khách hàng tố giác lên cơ quan có thẩm quyền). Còn về mặt quản lý Nhà nước thì chẳng ngành nào chịu trách nhiệm chính, dẫn đến hòa cả làng, hay “cha chung không ai khóc”.
Và mặc dù quy định chặt chẽ như vậy, nhưng thời gian qua vấn nạn mất an toàn thực phẩm vẫn là nỗi sợ hãi đối với người dân. Cựu đại biểu Quốc hội khóa XIII (đoàn Hải Phòng) Đỗ Văn Đương từng có câu nói lay động nghị trường và toàn thể nhân dân: “Chưa bao giờ đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế”. Thậm chí, khi mới nhậm chức người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu ngay một hội nghị trực tuyến về chủ đề ATTP. Tại hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành cũng như các cấp chính quyền và toàn hệ thống chính trị phải xem công tác đảm bảo ATTP là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.
Cần hợp nhất vào một cơ quan
Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 địa phương đi tiên phong trong việc hướng tới mục tiêu 5 - 7 năm nữa người dân của 2 đô thị này được sử dụng thực phẩm sạch. Đây là quyết tâm chính trị theo các chuyên gia là rất cao, xét trong bối cảnh hiện nay.
“Để giải quyết vấn nạn tham nhũng, lãng phí… Đảng đã thành lập Ban phòng chống tham nhũng Trung ương và đến nay đang phát huy hiệu quả. Còn ATTP đang gây ra thảm họa cho cả dân tộc từ người trực tiếp ăn thực phẩm đến giống nòi (thai nhi) thì không có lý do gì chúng ta lại không thành lập một ủy ban để chỉ đạo vấn nạn này”. |
Tuy nhiên, để giảm dần và tiến tới loại bỏ thực phẩm bẩn ra khỏi đời sống xã hội, điều quan trọng cần phải sửa đổi Nghị định 38 thay vì để 3 - 4 bộ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm như hiện nay vào một bộ duy nhất. Còn nếu, giao cho một bộ duy nhất quản lý ATTP dẫn đến sự không bằng lòng của bộ kia thì tốt nhất Quốc hội hoặc Chính phủ nên thành lập một ủy ban đặc biệt về quản lý Nhà nước về ATTP. Ủy ban này vừa có chức năng tham mưu hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến ATTP, vừa có chức năng quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn quốc về ATTP. Đặc biệt, Ủy ban này cao hơn cấp bộ và có quyền chỉ đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành về công tác đảm bảo ATTP.
Khi đưa ý kiến trên, một số chuyên gia và người dân rất đồng tình. Ông Nguyễn Văn Quang (cán bộ ngành giao thông về hưu ở phường Thịnh Quang) cho hay: Trong nội tại nền kinh tế - xã hội của nước ta hiện đang song hành 2 vấn nạn: Tham nhũng, thất thoát, lãng phí và ATTP. “Để giải quyết vấn nạn tham nhũng, lãng phí… Đảng đã thành lập Ban phòng chống tham nhũng Trung ương và đến nay đang phát huy hiệu quả. Còn ATTP đang gây ra thảm họa cho cả dân tộc từ người trực tiếp ăn thực phẩm đến giống nòi (thai nhi) thì không có lý do gì chúng ta lại không thành lập một ủy ban để chỉ đạo vấn nạn này”- ông Quang đề xuất.
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05