Lễ vu lan: Đừng đua nhau mà làm ảnh hưởng đến người đã khuất

Chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm tháng 7 (lễ vu lan báo hiếu), nhưng ngay từ đầu tháng nhiều gia đình đã tất bật mua sắm vàng mã, đồ dùng sinh hoạt đắt tiền (bằng giấy) để đốt cho tổ tiên, cha mẹ, với mong muốn người ở “cõi âm” có thể nhận được cả vật chất lẫn tình cảm của người còn sống. Tuy nhiên, liệu những thứ đồ xa xỉ ấy “người âm” có nhận được? Làm thế nào để ngày rằm tháng 7 trở lại với đúng ý nghĩa là ngày lễ vu lan báo hiếu.
Rằm tháng 7 có nên tin chuyện ma quỷ quấy dương thế?
Những điều bí ẩn về ngày Rằm tháng 7

Đua nhau mua “hàng khủng”

Rằm tháng 7 đã cận kề, đây là thời điểm người dân có nhu cầu lớn với việc mua sắm hàng mã. Khi đời sống của người dân được nâng lên, thay vì việc chỉ đốt tiền vàng như ngày trước, hiện nay rất nhiều người dân tìm mua những đồ hàng mã độc, dị và cao cấp như: xe hơi, máy bay, nhà tầng, điện thoại di động đắt tiền…thậm chí một số gia đình còn sắm cả “chân dài” cúng tiễn cho người “cõi âm”, kèm theo đó là những suy nghĩ nhuốm màu mê tín.

Lễ vu lan: Đừng đua nhau mà làm ảnh hưởng đến người đã khuất
Vàng mã "khủng" được nhiều người dân tìm mua dịp lễ vu lan

Dạo một vòng qua con phố Hàng Mã nổi tiếng, những ngày này, người dân và thương lái đổ về đây mua sắm vàng mã rất đông, theo chị Phương một chủ quầy bán đồ hàng mã cho biết, năm nay giá cả không có gì thay đổi nhiều so với năm trước, đồ hàng mã hút khách nhất vẫn là quần áo, giày dép có giá từ 30 – 50 nghìn đồng/bộ. Xa xỉ hơn là các mặt hàng như hình nhân giá 70 – 150 nghìn/bộ; nhà cửa giá 80 – 150 nghìn/cái; xe hơi, ti vi, tủ lạnh…có giá dao động 30 – 70 nghìn đồng. Chị Hương (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, dù công việc rất bận rộn nhưng năm nào đến rằm tháng 7 chị cũng phải đi mua sắm đồ hàng mã, rồi làm mâm cơm tươm tất cúng giỗ tổ tiên. Thường vào dịp này chị phải mua nhiều vàng mã để đốt gửi cho các cụ.

“Trông thấy đơn giản vậy nhưng mỗi dịp rằm tháng 7 đến là tôi cũng mất đến vài triệu đồng mua sắm đồ vàng mã. Mẹ chồng tôi mới mất năm rồi, khi sống bà tằn tiện chắt bóp cho con cái, vì thế khi bà cụ mất chồng tôi muốn mua thật nhiều đồ dùng hiện đại, đắt tiền như xe ôtô, giày dép, nhà cửa, quần áo mới… và đốt thật nhiều tiền vàng để cụ còn thiếu cái gì sẽ mua cái đó. Trần sao thì âm vậy mà, không mua sợ bà cụ thiếu thốn, ở “cõi âm” một mình thân già thì làm gì có ai trông nom. Không mua cho cụ thì cũng tội, thấy người người, nhà nhà họ mua sắm, cúng lễ đốt cho tổ tiên, trong khi mình có điều kiện mà không mua họ lại bảo con cái không có hiếu”, chị Thanh ở Bắc Từ Liêm chia sẻ.

Trước suy nghĩ của người dân về việc mua thật nhiều đồ hiệu, đồ đắt tiền, đốt thật nhiều tiền vàng cho người đã khuất, Hòa Thượng Thích Thành Chơn, Trụ trì chùa Viên Đình cho rằng chúng ta đốt đồ dùng, tiền vàng thành tro, gió thổi bay tung tóe làm sao người đã khuất có thể dùng được, có thể tiêu được, nên nó rất lãng phí. Với số tiền đó chúng ta dành để công đức, để làm từ thiện sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Vì “cõi âm” hay vì đua nhau

Với quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng 7”, vì thế, nhiều gia đình dù kinh tế không khá giả cũng cố gắng để sắm đầy đủ bộ lễ cúng trọn vẹn, thể hiện đạo lý làm con. Nhà giàu thì sắm ôtô, máy bay, biệt thự. Nhà nghèo thì cũng xe máy, quần áo, giày dép…giá mỗi loại từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Thế nhưng ít ai nghĩ rằng, đốt nhiều vàng mã, nhiều đồ dùng đắt tiền, thậm chí sắm mâm cao, lễ đầy thì người “cõi âm” chắc gì đã nhận được, mà chỉ gây lãng phí, tốn kém. Âm – Dương hai thế giới hoàn toàn khác biệt, thậm chí nó chỉ có trong trí tưởng tượng của mỗi người, việc cảm nhận được đã khó chứ đừng nói đến việc gửi tiền vàng, nhà cửa, xe hơi, giết mổ gà lợn… Theo Hòa Thượng Thích Thành Chơn, nếu việc này diễn ra quá nhiều, không chỉ người trần có lỗi lãng phí, sát sinh quá nhiều mà theo quan niệm của đạo phật, người “cõi âm” cũng phải chịu tội cùng, khi đó linh hồn họ sẽ khó siêu thoát. Cách làm tốt nhất là tĩnh tâm và đọc kinh cầu nguyện cho người đã khuất, như thế người ở thế giới bên kia mới nhẹ nhàng siêu thoát.

Lễ vu lan: Đừng đua nhau mà làm ảnh hưởng đến người đã khuất
Đừng vì suy nghĩ đua nhau mà làm ảnh hưởng đến người đã khuất

Cùng chung quan điểm với Hòa Thượng Thành Chơn, nhà nghiên cứu văn hóa, G.S Trần Lâm Biền cho biết, tục đốt vàng mã xuất phát từ Trung Hoa vào khoảng thế kỷ thứ 6, khi vua chúa chết đi họ thường được chôn theo của cải, vật phẩm, thậm chí người hầu kẻ hạ. Ở Việt Nam hiện nay khu vực Tây Nguyên vẫn còn lưu giữ phong tục chôn đồ dùng sinh hoạt cho người mất. Sau đó để tránh việc chôn theo người đã khuất những tài sản và người hầu kẻ hạ, người xưa nghĩ ra cách dùng hình nhân thế mạng, dùng vàng mã hóa cho người đã mất, như thế người ta cho rằng đó là một sự tiến bộ của một thời kỳ lịch sử.

G.S Trần Lâm Biền cho rằng, việc đốt vàng mã thể hiện văn hóa ứng xử của người sống với người đã khuất, là tình cảm đạo lý của người sống dành cho tổ tiên, cha mẹ. Thế nhưng hiện nay nhiều gia đình, cá nhân có điều kiện đã mua sắm nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền, hiện đại nhưng mà quên đi rằng đó là việc làm “coi thường” người đã mất, thậm chí thể hiện sự thiếu hiểu biết. “Chúng ta cứ nghĩ “trần sao âm vậy” rồi đua nhau mua nhà lầu, xe hơi…cho người”cõi âm”. Đó hoàn toàn là không chính xác, bịa đặt, nhảm nhí thể hiện trí tuệ thấp kém, chúng ta đang áp đặt cái tiêu cực, xấu xa của mình vào thế giới linh thiêng. Đấy chỉ là một sự khoe mẽ, ghanh đua giữa những con người lắm tiền, nhiều của. Đừng vì bản thân mình mà làm ảnh hưởng đến người kiếp đời và tìm vinh quang ảo với người xung quanh”, G.S Biền nói.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tin khác

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024, sáng 14/7, tại vườn hoa Lạc Long Quân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ cùng các nhà đồng hành phối hợp tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ". Ngày hội thu hút sự tham gia của 7.000 người dân, sự kiện đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

(LĐTĐ) Trước khi vụ cháy xảy ra, đã có một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả khu vực, sau đó lửa bao trùm cả căn nhà, người dân đã sử dụng hàng chục bình cứu hỏa mini để dập lửa nhưng bất thành.
Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

(LĐTĐ) Tối 12/7, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tổ chức khai mạc “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh miền núi phía Bắc” năm 2024.
Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

(LĐTĐ) Trong hơn 1 tuần từ khi triển khai Luật Căn cước, tính đến ngày 8/7, cơ quan Công an đã tiếp nhận 327.902 hồ sơ cấp Căn cước của công dân. Trong đó 59.224 hồ sơ cấp Căn cước cho công dân dưới 6 tuổi,...
Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Sáng 1/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (tỉnh Nghệ An), Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã tới dự, chỉ đạo và động viên lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 29/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93,42%.
Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

(LĐTĐ) Trên cơ sở đánh giá thành công của thành phố Hà Nội, để triển khai rộng rãi trên toàn quốc, ngày 21/05/2024, Bộ Y tế đã ban hành Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID tại Quyết định số 1332/QĐ-BYT. Văn bản này tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ thể các các địa phương triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VneID.
Kiến nghị xem xét số lượng người trốn ở lại nước ngoài để tước giấy phép kinh doanh lữ hành

Kiến nghị xem xét số lượng người trốn ở lại nước ngoài để tước giấy phép kinh doanh lữ hành

(LĐTĐ) Trên cơ sở đề xuất của Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Sở Du lịch TP.HCM đã kiến nghị nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực du lịch, trong đó có việc kiến nghị, xem xét số lượng người trốn ở lại để quy định chi tiết mức xử phạt và hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh lữ hành.
Xem thêm
Phiên bản di động