Lễ khai giảng năm nay có gì đặc biệt?
Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố dự lễ khai giảng ở trường TH Lê Văn Tám | |
Tổng bí thư dự lễ khai giảng trường Nguyễn Gia Thiều | |
Câu chuyện học đường: Hãy để lễ khai giảng là của học sinh? |
Sau nhiều năm trở thành “niềm kinh hãi” của không biết bao nhiêu trẻ nhỏ, năm nay, lễ khai giảng năm học mới sẽ được tổ chức với các nghi lễ cần thiết trên tinh thần gọn nhẹ, trang trọng.
Khai giảng năm học 2015-2016 sẽ rất gọn nhẹ, trang trọng! |
Không biết từ bao giờ, ngày hội đến trường của các em lại bị người lớn biến thành những buổi lễ dài lê thê với những phát biểu ca tụng, định hướng… mà ít có học sinh nào nhớ nổi. Điều đọng lại duy nhất trong đầu các cháu là hôm ấy trời nắng nóng hoặc mưa dầm, nhưng vẫn phải ngồi đợi các bác lãnh đạo ở phường, quận, thành phố… tới để khai giảng. Phụ huynh, học sinh và nhiều thầy cô giáo thấy rõ những bất cập ấy nhưng không ai dám nói ra.
Năm nay, năm đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta mới trở lại với ngày hội khai trường theo đúng nghĩa “vì học sinh thân yêu”. Sẽ không còn cảnh các con phải đợi bằng được một vị khách quan trọng nào đó đến tặng hoa, phát biểu chào mừng năm học mới; không còn cảnh các con phải tập đi, đứng, xếp hàng đều tăm tắp để làm đẹp lòng các vị cấp trên.
Và cũng không còn cảnh các cơ quan, công sở của chính quyền địa phương vắng vẻ “hiu hắt” vì các lãnh đạo phải phân công nhau “chạy xô” trong lễ khai giảng. Quyết định tổ chức lễ khai giảng theo cách mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo đã thực sự “cởi trói” cho cả các vị lãnh đạo nữa. Vào ngày này, dù bận bịu bao nhiêu công việc nhưng họ vẫn phải gác lại để đến dự lễ khai giảng.
Các trường mời mà họ không đi thì cũng áy náy. Mà đi thì lại phải đến trường này trước, trường kia sau, chứ không thể “phân thân” đến cùng lúc vài trường. Cho nên mới xảy ra chuyện các cháu phải xếp hàng dài, phơi nắng đợi các vị lãnh đạo đến khai giảng. Dường như, công luận vẫn chỉ phê phán một chiều, khiến cho nhiều người lầm tưởng là các vị lãnh đạo “thích” đến khai giảng ở nhiều trường. Thực sự, nhiều vị tâm sự là cũng mệt mỏi không kém các em học sinh nhưng nhiều khi vẫn phải nhận lời đến dự vì nể nang, vì mối quan hệ, vì không đến lại bị mang tiếng là không quan tâm đến thế hệ trẻ, tương lai của đất nước…
Còn về phía các trường, đã thành lệ, nếu không mời các vị lãnh đạo thì e lại thiếu sót. Giữa các trường còn có sự “ganh đua” trong việc mời khách. Trường này mời được lãnh đạo A đến thì ít nhất trường kia cũng phải mời được ông B. Nếu không mời được các trường lại nhìn nhau, soi xét, thậm chí giáo viên trong chính trường đó có khi cũng bàn tán “Hay là sếp mình quan hệ không tốt nên các sếp trên mới không về”. Chính vì thế, bản thân các thầy cô vào những ngày này cũng “quay cuồng” để chuẩn bị, mời khách cho ngày khai giảng.
Một vòng tròn khép kín, thành cái “lệ xấu” bó buộc nhau bao nhiêu năm qua mà không ai dám phá bỏ, khiến các trường cứ phải “nhòm xung quanh” để làm. Cuối cùng mới “ngộ” ra rằng chúng ta đang “hành nhau”, dù rất mệt mỏi, nhàm chán mà không ai dám nói ra.
Quy định mới về ngày khai giảng cũng khiến nhiều phụ huynh phấn chấn hơn khi chuẩn bị cho con trong ngày khai giảng. Họ không còn phải lo con ốm đau, cảm sốt… vì ngày khai giảng phải phơi nắng, chờ đợi hàng tiếng đồng hồ; con em họ thực sự vui trong ngày khai trường.
Tuy nhiên, nhiều trường ở Hà Nội năm nay vẫn cho các con tập dượt khai giảng trước một vài ngày. Các thầy cô giáo ở các trường này vẫn băn khoăn lễ khai giảng không chỉn chu sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà trường nên vẫn cho học sinh tập dượt nghi lễ đi đứng, xếp hàng… Nhưng theo suy nghĩ của nhiều người, đã là con trẻ thì phải có chút gì đó ngây ngô, sơ suất chứ thể không chuyên nghiệp như “duyệt binh”. Cái sự không đều, có thể hơi lộn xộn chút chắc chắn sẽ được người lớn chấp nhận và đó mới là nét đáng yêu của tuổi thơ. Vẫn biết, qua những buổi lễ như ngày khai trường cũng là dịp để rèn cho các con tính kỷ luật./.
Theo Vũ Hạnh/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12