Lao động sẽ nhiều việc hậu đại dịch nhờ EVFTA
Cơ hội với nhiều thách thức
Cùng với xóa bỏ đến 99% thuế xuất khẩu, mở rộng cơ hội đầu tư, kinh doanh, nhất là thị trường xuất khẩu hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), các chuyên gia kinh tế nhận định, EVFTA sẽ thúc đẩy thị trường lao động Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực. Nghiên cứu của Bộ Công Thương cũng cho thấy, ở góc độ lợi ích trực tiếp, EVFTA dự kiến sẽ tác động tích cực đến lao động, việc làm, và an sinh xã hội.
Theo đó, giúp tăng thêm việc làm khoảng 146.000/năm, tập trung vào những ngành sử dụng nhiều lao động và có tốc độ xuất khẩu cao sang thị trường EU. Cụ thể, mức tăng thêm việc làm trong một số ngành dự kiến như sau: Dệt may tăng 71.300 (năm 2025) và 72.600 (năm 2030), mức tăng tương ứng so với năm 2018 là 1,2%, 2,3% và 2,4%; ngành da giày có tốc độ tăng việc làm là 4,3% và 3,8% vào các năm 2025 và 2030. Một số ngành khác cũng có số lượng việc làm tăng cao là vận tải hàng không (1,5% vào năm 2025), vận tải thuỷ (0,9% vào năm 2025).
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) mới được ký kết dự kiến sẽ không chỉ giúp Việt Nam tăng số lượng việc làm mà còn giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. |
Cùng với nhiều cơ hội việc làm mới, nhờ tác động của EVFTA, giai đoạn 2020-2035, mức lương bình quân của lao động Việt Nam sẽ tăng thêm 3%. “EVFTA không chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà còn có khả năng làm tăng tiền lương của người lao động thông qua hoạt động của thị trường hiệu quả hơn và tác động lan toả về tiền lương từ các doanh nghiệp FDI. Theo tính toán, mức lương của người lao động tại các doanh nghiệp FDI sẽ cao hơn khoảng gần 1% so với doanh nghiệp trong nước”, báo cáo của Bộ Công Thương nhận định.
Sự gia tăng về cơ hội việc làm đã thấy rõ, song các dự báo cũng cho thấy, đại đa số việc làm mới đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, tay nghề, nghiêm túc chấp hành kỷ luật mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong khi đó, lực lượng lao động ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo báo cáo đánh giá xu hướng lao động và xã hội Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa công bố, đến cuối năm 2019, mới có 23,14% người lao động có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên và tỷ lệ này chỉ tăng lên 25,82% vào năm 2021. Những ngành được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều việc làm mới sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực lại tập trung nhiều lao động phổ thông, dễ mất việc làm do máy móc sẽ thay thế.
Chủ động trước “vận hội”
Bên cạnh cơ hội, EVFTA cũng đưa đến nhiều thách thức với thị trường lao động Việt Nam, trong đó, chất lượng nguồn nhân lực là một “rào cản”. Do đó, để tận dụng những cơ hội việc làm do Hiệp định EVFTA mang lại, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, người lao động... phải cùng vào cuộc, chung tay xây dựng, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, đồng thời chủ động đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động.
Để chủ động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống đào tạo dạy nghề không thể chỉ hướng đến đào tạo theo nhu cầu hiện tại mà còn phải đáp ứng được yêu cầu cho tương lai. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, bên cạnh những kỹ năng cứng, cần thiết phải trang bị cho nguồn nhân lực các kỹ năng mềm, như: Khả năng làm việc nhóm, năng lực và tư duy phản biện... Ngoài ra, cần tiếp tục tăng cường việc hợp tác với các doanh nghiệp để bảo đảm có việc làm ngay khi học viên ra trường. Về phía các doanh nghiệp, cần có chiến lược kèm ngân sách thích hợp để đào tạo bổ sung, đào tạo tăng cường, qua đó vừa giữ chân người lao động vừa nâng cao năng suất lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt, với bản thân người lao động, cần ý thức được sự cạnh tranh khốc liệt về việc làm khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Để từ đó, không ngừng tự học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức và chú trọng rèn luyện khả năng giao tiếp, ngoại ngữ, chịu áp lực công việc cường độ cao, năng lực thích nghi. Cơ hội thường đi kèm với thách thức, do đó cần phải có sự điều chỉnh trong định hướng, chương trình đào tạo, theo sát nhu cầu của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng. Chỉ khi chủ động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam mới tận dụng được những lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do, trong đó có EVFTA.
Theo TS Lee Chang-Hee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho công cuộc phục hồi nhanh hơn sau đại dịch Covid-19. Chúng ta chưa có số liệu cập nhật và chính xác về thương mại của Việt Nam. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, khối lượng thương mại toàn cầu năm 2020 dự kiến sẽ giảm từ 13% đến 32%.
Số liệu báo cáo về thương mại quý I của Việt Nam không quá tệ, xuất khẩu tăng 0,5%, nhập khẩu giảm 2% và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8,55 tỷ USD. Nhưng đến cuối tháng 4 này chúng ta sẽ thấy rõ hơn tác động toàn diện của đại dịch Covid-19 đối với thương mại và đầu tư. Đã có những dấu hiệu cho thấy tình hình trong quý II sẽ tệ hơn nhiều, chẳng hạn như, không còn khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Cùng với đó, nhu cầu hàng hóa Việt Nam trên thị trường xuất khẩu giảm mạnh do hầu hết các nước đối tác thương mại đều đang áp dụng các biện pháp phong tỏa.
Cuộc khủng hoảng y tế - kinh tế toàn cầu đang diễn ra này nghiêm trọng ở chỗ nó tác động đến cả phía cung và cầu. Biện pháp phong tỏa được áp dụng rộng khắp ảnh hưởng nặng nề đến phía cung do nhiều nhà máy phải tạm ngừng hoạt động và đối với phía cầu do người tiêu dùng ở Hoa Kỳ và châu Âu phải ở nhà. Vấn đề là Việt Nam phụ thuộc lớn vào thương mại toàn cầu. Vì vậy chúng ta có thể nói rằng cả doanh nghiệp và người lao động tại Việt Nam sẽ cảm nhận được rõ ràng và sâu sắc hơn nhiều những tác động của một nền thương mại toàn cầu đang bị thu hẹp lại.
Theo TS Lee Chang-Hee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho công cuộc phục hồi nhanh hơn sau đại dịch Covid-19. Chúng ta chưa có số liệu cập nhật và chính xác về thương mại của Việt Nam. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, khối lượng thương mại toàn cầu năm 2020 dự kiến sẽ giảm từ 13% đến 32%. Số liệu báo cáo về thương mại quý I của Việt Nam không quá tệ, xuất khẩu tăng 0,5%, nhập khẩu giảm 2% và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8,55 tỷ USD. Nhưng đến cuối tháng 4 này chúng ta sẽ thấy rõ hơn tác động toàn diện của đại dịch Covid-19 đối với thương mại và đầu tư. Đã có những dấu hiệu cho thấy tình hình trong quý II sẽ tệ hơn nhiều, chẳng hạn như, không còn khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Cùng với đó, nhu cầu hàng hóa Việt Nam trên thị trường xuất khẩu giảm mạnh do hầu hết các nước đối tác thương mại đều đang áp dụng các biện pháp phong tỏa. Cuộc khủng hoảng y tế - kinh tế toàn cầu đang diễn ra này nghiêm trọng ở chỗ nó tác động đến cả phía cung và cầu. Biện pháp phong tỏa được áp dụng rộng khắp ảnh hưởng nặng nề đến phía cung do nhiều nhà máy phải tạm ngừng hoạt động và đối với phía cầu do người tiêu dùng ở Hoa Kỳ và châu Âu phải ở nhà. Vấn đề là Việt Nam phụ thuộc lớn vào thương mại toàn cầu. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng cả doanh nghiệp và người lao động tại Việt Nam sẽ cảm nhận được rõ ràng và sâu sắc hơn nhiều những tác động của một nền thương mại toàn cầu đang bị thu hẹp lại. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21