Làm nên “Cách mạng tháng Tám” trong kỷ nguyên 4.0
Phẩm chất mới của thơ ca sau Cách mạng | |
Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc khánh | |
Đảm bảo an ninh, trật tự trong dịp Quốc khánh 2/9 |
72 mùa thu đã qua, nhớ lại vào sáng ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập trước toàn thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa – Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt hơn 80 năm dưới ách cai trị của thực dân Pháp.
Hình ảnh rực rỡ trên quảng trường Ba Đình ngày Quốc khánh 2/9 |
Trong Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, vang vọng non sông, Người nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong các quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Và Người tiếp tục khẳng định rằng mọi người Việt Nam quyết giữ vững nền độc lập ấy. Không có gì quý hơn độc lập tự do.
Từ Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra đất nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc 72 năm trước, 72 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng tâm, hiệp lực của mọi tầng lớp, tôn giáo trong xã hội... dân tộc ta đã làm nên những chiến công hiển hách trên mọi lĩnh vực. Mở đầu là “chín năm làm một Điện Biên. Nên vành khăn đỏ nên thiên sử vàng”- chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/1954) buộc quân đội viễn chinh Pháp phải rút hoàn toàn khỏi chiến trường Đông Dương, đồng thời buộc các bên phải ngồi vào bàn đàm phán bằng việc ký kết Hiệp định Giơ- Ne- Vơ về tổng tuyển cử tự do. Tiếp đó là cuộc chiến tranh thần kỳ 25 năm đánh bại sự can thiệp của đế quốc Mỹ làm nên đại thắng mùa xuân 1975, non sông thu về một mối.
Cuộc chiến này vừa kết thúc, cuộc chiến khác lại đến. Hòa Bình lập lại chưa lâu, niềm vui thống nhất chưa trọn vẹn thì một lần nữa quân đội Nhân dân Anh hùng phải làm nhiệm vụ quốc tế cao cả là giúp nước bạn Camphuchia chống lại chế độ diệt chủng của Pôn- Pốt và tiếp đó là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Có thể nói với tâm niệm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” dù trong bất luận hoàn cảnh nào, phẩm giá và nhân cách của con người Việt Nam luôn bừng sáng.
Chiến tranh dần khép lại, cũng là lúc cả dân tộc phải gồng mình với nạn đói triền miền, một phần do hệ quả của cuộc chiến để lại, một phần do sự bao vây cấm vận của chính phủ Mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, không để có tình cảnh đói nghèo diễn ra quá lâu, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã quyết định mở cửa nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập với bên ngoài.
Chính nhờ quyết sách đúng đắn này của Đảng mà thế và lực của Việt Nam nay đã hoàn toàn khác. Từ thân phận nước nghèo, đến nay chúng ta đã vươn lên thành quốc gia có mức thu nhập trung bình; Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận đến nay Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào các tổ chức của quốc tế; Yếu tố nội lực đang ngày được phát huy để khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Để đạt được những thành tựu trên trong suốt hơn 72 năm qua, ngoài sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự điều hành năng động của Chính phủ, chính quyền các cấp; sự đoàn kết một lòng của mọi thành phần, tôn giáo trong xã hội, giai cấp công nhân – người lao động luôn đóng góp phần quan trọng.
Thời chiến tranh, tuy không trực tiếp ra mặt trận, song công nhân lao động đã hăng say sản xuất tại hậu phương để tiếp viện các nhu yếu cần thiết cho chiến trường, góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại. Thời bình, với vai trò là chủ thể sản xuất, theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công nhân lao động đã tạo đến 60% GDP cho nền kinh tế (nghĩa là tầng lớp công nhân lao động đã làm ra 60% tổng sản phẩm quốc nội).
Nếu như trước đây khi chưa giành được chính quyền, công nhân lao động luôn là người làm thuê cho các ông chủ, thì sau khi giành được độc lập (1945) từ vị trí làm thuê công nhân đã trở thành người làm chủ trong các nhà máy, công xưởng. Vai trò, địa vị của công nhân lao động luôn được đề cao.
Ngày nay cùng với sự đổi mới nền kinh tế, quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước với những cơ chế, chính sách chưa theo kịp cũng đã tạo ra không ít “xáo trộn” trong tầng lớp công nhân lao động. Đó là quá trình cổ phần hóa không ít nơi đã làm sai, một lượng lớn cổ phiếu đã chảy sang tay những người nhiều tiền, còn không ít công nhân lao động vì ít tiền, đành “bán lúa non” cổ phiếu cho người khác.
Bởi thế đang từ vị trí làm chủ bỗng nhiên thành vị trí người làm thuê. Đấy là chưa kể đến, việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, với gam màu chủ đạo là kinh tế tư nhân, nhưng thực tế không ít doanh nghiệp còn cố tình nợ; thậm chí trốn đóng bảo hiểm cho công nhân lao động. Đây là những vấn đề “bức xúc” làm ảnh hưởng đến tâm tư, đời sống của công nhân lao động...
Với tư cách là Tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, thầm nhuần tư tưởng trong Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc 72 năm trước, Tổ chức Công đoàn đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước để kịp thời tạo ra cơ chế chính sách tốt nhất cho người lao động.
Cụ thể, như giờ làm, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, cơ chế mua cổ phiếu trong doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp - chế xuất. Và đăc biệt, công đoàn luôn tham gia đến cùng trong việc đấu tranh với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho công nhân lao động.
Tuy nhiên, thời kỳ mới, tình hình mới nhiệm vụ của tổ chức công đoàn không chỉ đơn thuần là bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động, mà phải làm thế nào để đưa công nhân lao động bắt kịp xu thế phát triển cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0). Thực tế cho thấy, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng năng suất lao động của công nhân Việt Nam vẫn thấp nhất khu vực; trong đó kỹ năng về ngoại ngữ vẫn còn thấp.
Với tư cách là tầng lớp tạo ra 60% GDP cho nền kinh tế, là giai tầng làm chủ công xưởng, nhà máy, đơn vị... nếu công nhân lao động Việt Nam nói chung, Thủ đô nói riêng không bắt kịp được xu hướng phát triển như vũ bão của công nghệ để thích ứng với cách mạng 4.0 thì sẽ khó đưa nền kinh tế phát triển.
Là Thủ đô của cả nước, nơi có gần nửa triệu công nhân đang làm việc tại các Khu công nghiệp chế - xuất và hàng trăm nghìn lao động đang làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, thương mại... hơn lúc nào hết mỗi công nhân lao động nói chung, công nhân lao động Thủ đô nói riêng hãy phát huy tinh thần quật cường của các thế hệ đi trước, của tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; “Mang sức ta giải phóng cho ta”để làm nên “Cách mạng tháng Tám” mới trong kỷ nguyên 4.0, đưa Thủ đô và đất nước phát triển lên tầm cao mới. Cùng với đó, vị trí, vai trò của công nhân lao động ngày càng được phát huy, lương, thu nhập cũng được ổn định; đời sống ngày thêm sung túc.
Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám bất diệt; phát huy những giá trị bất hủ của Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra đất nước, 72 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Tổ chức Công đoàn, tầng lớp công nhân lao động Việt Nam và Thủ đô sẽ vượt qua chính mình quyết làm nên “Cách mạng tháng Tám” trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh. Xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”.
L.Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39