Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019: Nỗi lo gian lận bằng công nghệ
Nhiều chiêu trò tinh vi
Nắm bắt được tâm lý “không muốn học nhưng vẫn đạt điểm cao” của học sinh, gần đây thị trường cung cấp thiết bị công nghệ để gian lận thi cử với những lời quảng cáo bốc trời đang trở thành “ma trận”. Hầu hết những sản phẩm, thiết bị công nghệ phục vụ cho việc gian lận thi cử được các nhà sản xuất chế tác khá tinh vi với mục đích che mắt lực lượng chức năng, cán bộ coi thi. Điều đáng lo ngại là những thiết bị này chẳng khó khăn để mua, chỉ cần 1 cái click chuột, 1 cú điện thoại là hàng được giao tận tay người tiêu dùng.
Mặc dù trong cơ quan chức năng đã nhiều lần xử lý, nhưng việc kinh doanh các thiết bị gian lận thi cử vẫn diễn ra (Ảnh minh họa) |
Thâm nhập vào thị trường thiết bị gian lận thi cử chẳng khó khăn, chỉ cần lên google gõ từ khóa “thiết bị hỗ trợ thi cử”, “tai nghe siêu nhỏ” là có thể ra hàng loạt những trang mạng rao bán. Các thiết bị này được ngụy trang với rất nhiều mẫu mã như kính mắt, cúc áo, tai nghe không dây siêu nhỏ, với giá từ 500.000 - 5.000.000 đồng tùy vào mức độ tinh vi của sản phẩm.
Để có thể lấy được lòng tin của khách hàng, những trang mạng này đều rao bán với những lời quảng cáo có cánh: Đơn giản, hiệu quả, bí mật, sử dụng từ 4 -5 tiếng, có thể kết nối với điện thoại di động hoặc có chức năng nhận, từ trường làm rung màng nhĩ để tải âm thanh.
Các thiết bị công nghệ cao được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội |
Để mang vào phòng thi một cách trót lọt, qua mắt được giám thị và các lực lượng an ninh, những thiết bị công nghệ cao này cũng được “biến hóa” một cách vô cùng tinh vi. Trực tiếp liên hệ một trang mạng “thiết bị hỗ trợ thi cử” PV vô cùng kinh ngạc khi các video rao bán, hướng dẫn sử dụng các thiết bị gian lận thi cử một cách công khai.
Người bán hàng ngang nhiên cho biết: “Thị trường hỗ trợ thi cử những năm trước có bộ tai nghe siêu nhỏ, thiết kế có 1 vòng tròn và 1 bao diêm to trước ngực để đọc đề bài cho người thi ở nhà, hoặc ngụy trang vào máy vi tính. Tuy nhiên những thiết bị này đã được cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra rất kĩ và không thể qua được. Cho nên công nghệ năm 2019 có những thiết bị mới, rất hiện đại”.
Để “né” lực lượng chức năng, hầu hết những người chuyên kinh doanh loại sản phẩm này thường chỉ đăng tải số điện thoại giao dịch trên mạng internet, facebook, zalo… còn địa chỉ cửa hàng, cơ sở cung cấp sản phẩm thì mập mờ. Mọi hoạt động giao dịch chủ yếu thông qua điện thoại, người vận chuyển hàng. Việc thuê người “ship hàng”, vận chuyển sản phẩm với số lượng ít là một trong những quái chiêu lách luật của những người kinh doanh. |
Theo người bán hàng, trọn một bộ sản phẩm “thiết bị hỗ trợ thi cử” có giá hơn 5 triệu đồng. Loại thiết bị này được ngụy trang hết sức tinh vi. Sim điện thoại được gắn vào một chiếc thẻ ngụy trang như thẻ ATM, với đầy đủ tính năng tăng, giảm âm lượng thu, phát âm, cổng sạc pin... và để kết nối với tai người nghe, đi kèm với hộp thiết bị này là một thiết bị rất nhỏ có kích thước bằng đầu đũa vừa đủ nhét vào trong tai người sử dụng. Khi cuộc điện thoại gọi tới số sim điện thoại đã được gắn vào chiếc thẻ mà người nghe đang cất giữ, nội dung đàm thoại sẽ tự động phát qua bộ phận tai nghe siêu nhỏ.
Chính vì độ “tinh vi” của thiết bị trên mà người thứ 3 khó có thể phát hiện được. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trên thị trường “đen” hiện nay, loại thiết bị công nghệ này đang được nhiều “sĩ tử” ưa chuộng. Khi PV thắc mắc, với những môn thi trắc nghiệm thì không thể đọc từng câu hỏi và đáp án ra ngoài phòng thi được, như thế sẽ dễ bị lộ, nhân viên này mách thêm “bí kíp”:
“Công nghệ năm 2019, người làm bài không cần đọc đề mà người ở nhà vẫn có thể biết hết đề thi. Người thi có thể đeo camera siêu nhỏ, ngụy trang vào tay áo, giơ lên trước đề thi. Camera này được kết nối với điện thoại với người ở ngoài. Người sử dụng điện thoại chỉ cần đúng 3 giây chụp lại màn hình là đã có thể có được đề thi một cách trọn vẹn.
Khi nào người bên ngoài làm xong bài thi chỉ cần gọi điện vào số điện thoại được gắn trong sim thẻ ATM đã cài sẵn”. Thậm chí, để tăng sự tin tưởng, người bán hàng còn khẳng định, nếu có bộ sản phẩm này, các sĩ tử có thể vượt qua tất cả các kì thi một cách dễ dàng.
Nhằm mở rộng, đáp ứng nhu cầu của thị trường “đen”, cùng với việc rao bán các loại sản phẩm, thiết bị công nghệ gian lận trong thi cử này, chủ các cơ sở còn cung cấp thêm cả dịch vụ cho thuê thiết bị (tính theo ngày).
Một người kinh doanh có số điện thoại 0339218xxx cho biết, với mỗi bộ sản phẩm, người có nhu cầu thuê phải chi một khoản tiền là 200 ngàn đồng/bộ/ngày. Số tiền này sẽ giảm xuống nếu khách hàng thuê nhiều bộ sản phẩm cùng một lúc. Còn trên trang mộ số trang web, giá cho thuê một bộ sản phẩm tai nghe, bộ đàm bằng thẻ ATM, camera siêu nhỏ có thời gian đàm thoại hơn 4 giờ đồng hồ là 500 ngàn đồng/ngày.
Ngăn chặn mọi hành vi gian lận
Thi cử vốn là hình thức để đánh giá lại kiến thức, kỹ năng và học tập của mình nên những trường hợp gian lận trong thi cử hoặc có suy nghĩ đại loại như kiểu không học mà vẫn được điểm cao, vượt qua kì thi một cách dễ dàng…đáng lên án. Mọi hành vi tiếp tay cho gian lận thi cử đều phải bị xử lý.
Như một quy luật “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, dù tinh vi đến đâu thì mọi hành vi phạm pháp sẽ bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Trên thực tế, trong mỗi đợt thi, các lực lượng chức năng đều đã phát hiện và xử lý đối với nhiều đối tượng gian lận, tiếp tay cho gian lận trong thi cử.
Theo quy chế thi của Bộ Giáo dục - Đào tạo, các thí sinh có thể sẽ bị đình chỉ, cấm thi hoặc hủy kết quả khi bị phát hiện mang các phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình và các thiết bị có thể chứa đựng thông tin gian lận khi vào phòng thi. Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 88 - Luật Giáo dục quy định các hành vi mà người học không được làm, trong đó có hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. Và nếu người học thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi hành chính theo Nghị định số 138/ 2013/NĐ-CP ngày 22-10-2013, quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài.
Đối với người kinh doanh thiết bị, công nghệ phục vụ việc gian lận trong thi cử, nếu những thiết bị này không có giấy chứng nhận đăng ký, sẽ bị xử phạt hành chính, theo Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19-11-2015 sửa đổi bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Cụ thể, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Nói về nguyên nhân mặc dù đã có những chế tài để xử lý, nhưng vấn nạn kinh doanh thiết bị công nghệ hỗ trợ thi cử vẫn phức tạp, Đại tá Nguyễn Bạch Đằng (Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị, Bộ Công An) cho biết: “Mức độ xử phạt này là mức độ quá nhẹ so với lợi nhuận mà việc buôn bán này mang lại. Do vậy, những người kinh doanh vẫn bất chấp những quy định để thực hiện hành vi đó. Trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ đề xuất nâng mức phạt lên để đảm bảo trong việc răn đe trong vấn đề thi cử”.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần phải có nhiều biện pháp mạnh, quyết liệt hơn nữa trong việc đảm bảo an ninh trong các kì thi, cụ thể là kì thi quốc gia THPT sắp tới. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần nâng cao nhận thức, không nên tiếp tay cho con em mình có những hành vi gian lận trong thi cử. Hãy để các kì thi hướng đến sự thực chất, công bằng, thuận lợi cho thí sinh.
K. Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12