Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Chủ động hạn chế tối đa gian lận thi cử
Một số điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia 2019 | |
Công bố 63 cụm thi THPT quốc gia 2019 |
Nhiều công việc đã được triển khai
Chia sẻ về công tác chuẩn bị, triển khai kỳ thi, ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT) cho biết, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh để kịp thời ban hành các văn bản pháp quy và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo phù hợp với các điều chỉnh trong tổ chức kỳ thi. Các văn bản được xây dựng trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác tổ chức thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016, 2017, nhất là năm 2018; được tham khảo ý kiến rộng rãi trong và ngoài ngành trước khi ban hành nên có tính thực tế, khả thi và sự đồng thuận xã hội cao, đảm bảo làm căn cứ pháp lý để chỉ đạo tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
Các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018. |
Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông. Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị của Bộ trực tiếp trao đổi trên các kênh truyền hình, phát thanh, trên các báo về Kỳ thi THPT quốc gia và công tác tuyển sinh năm 2019. Đồng thời, cử cán bộ tham gia cùng các báo, đài tư vấn giải đáp các băn khoăn thắc mắc giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội kịp thời nắm được thông tin và đồng thuận với chủ trương thi và tuyển sinh của Bộ.
Về hoàn thiện hệ thống phần mềm Quản lý thi, phần mềm Chấm thi trắc nghiệm, đồng thời nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi và tuyển sinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐTcho biết: Hiện tại phần mềm Quản lý thi đã đưa vào vận hành, phục vụ tốt công tác đăng ký dự thi từ 1/4/2019. Hiện nay, hệ thống ngân hàng câu hỏi thi đang tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng để tạo nguồn tham khảo quan trọng phục vụ việc xây dựng đề thi Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức tập huấn về quy chế, nghiệp vụ tổ chức thi và sử dụng phần mềm quản lý thi, tuyển sinh năm 2019 cho các Sở GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm trong toàn quốc, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Đào tạo (Bộ Công an); tập huấn sử dụng phần mềm chấm thi trắc nghiệm cho các Sở GD&ĐT và hơn 80 trường đại học, học viện; chỉ đạo các đơn vị triển khai tập huấn cho cán bộ, giáo viên, giảng viên.
Đồng thời tổ chức đăng ký dự thi THPT quốc gia, đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đáp ứng tiến độ và yêu cầu tổ chức thi. Nhìn chung, công tác đăng ký dự thi được các Sở GD&ĐT chỉ đạo sát sao, kỹ càng, các trường chuẩn bị và triển khai thuận lợi, phần mềm hoạt động ổn định; cơ sở dữ liệu đăng ký dự thi đầy đủ, an toàn.
Cùng với đó, Bộ GD&ĐT đã quyết định điều động các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) về địa phương phối hợp tổ chức thi: Căn cứ vào số liệu đăng ký dự thi, trên cơ sở khảo sát các điều kiện nhân lực, vật lực của các Sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ, Bộ xây dựng phương án cụ thể điều động cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ về địa phương phối hợp tổ chức kỳ thi, nhất là tham gia các Ban Chấm thi trắc nghiệm, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi an toàn, nghiêm túc.
Những điều chỉnh quan trọng để chống gian lận thi cử
Theo ông Mai Văn Trinh, để kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra nghiêm túc, công bằng, kết quả có độ tin cậy, chủ động phòng, ngừa, phát hiện các sai phạm, gian lận; Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh một số vấn đề về tổ chức và kỹ thuật trong tất cả các khâu tổ chức thi. Cụ thể sẽ phát huy vai trò của các trường ĐH, CĐ trong tổ chức thi. Theo đó, điều động các trường ĐH, CĐ đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình. Trong từng khâu của công tác tổ chức thi, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trường ĐH, CĐ được tăng cường và quy định cụ thể hơn.
Đồng thời quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, các thí sinh tự do, thí sinh là học viên giáo dục thường xuyên phải thi chung Điểm thi với thí sinh là học sinh lớp 12 THPT (tỷ lệ ít nhất 60% trong tổng số thí sinh của Điểm thi). Phương án sắp xếp phòng thi, phòng chờ tại các Điểm thi được tối ưu hóa với sự trợ giúp của phần mềm nhằm đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn tại Điểm thi. Quy định rõ ràng cách thức và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác in sao, vận chuyển đề thi đảm bảo tuyệt đối bảo mật, an toàn và chất lượng đề thi. Khu vực lưu trữ đề thi, bài thi phải có camera an ninh giám sát 24/24 giờ, có lực lượng công an trực an ninh 24/24 giờ.
Bên cạnh đó, các Điểm thi phải thực hiện nghiêm túc việc bốc thăm phân công cán bộ coi thi để đảm bảo khách quan; phân công cán bộ giám sát phòng thi theo quy định mỗi cán bộ giám sát không quá 7 phòng thi; thống nhất quy trình, quy cách niêm phong túi đựng bài thi. Cụ thể là sử dụng nhãn niêm phong theo mẫu bằng giấy dễ rách, dùng 1 lần, trên nhãn niêm phong có họ tên, chữ ký của Phó trưởng Điểm thi là cán bộ của ĐH, CĐ; sau khi dán nhãn thì dán phủ một lớp băng dính trong lên nhãn niêm phong một vòng quanh túi đựng bài thi;
Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ; sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng mã hóa toàn bộ dữ liệu chấm thi; tiến hành “đánh phách điện tử” Phiếu trả lời trắc nghiệm để không thấy được đồng thời mối liên hệ giữa thông tin cá nhân và phần bài làm của thí sinh; tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng; mọi thao tác trên phần mềm chấm thi được lưu vết, chỉ người có trách nhiệm mới mở để xem/đọc (không sửa được) các thông tin này nhằm hỗ trợ phát hiện các can thiệp trái phép hay gian lận khi sử dụng phần mềm chấm thi;
Đối với việc chấm bài thi tự luận (Ngữ Văn) do Sở GD&ĐT chủ trì; theo ông Mai Văn Trinh, Bộ GD&ĐT đã quy định chặt chẽ việc cách ly trong khi làm phách, bảo mật số phách; thực hiện nghiêm túc việc chấm 2 vòng độc lập; thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra; yêu cầu ráp phách thủ công ít nhất 20% số bài thi Ngữ văn; tiến hành nhập kết quả chấm tự luận theo 2 vòng độc lập, sau đó đối sánh để đảm bảo không có sai sót khi đó mới cập nhật kết quả chấm thi lên hệ thống phần mềm Quản lý thi. “Căn cứ kết quả phân tích dữ liệu thống kê kết quả thi của các địa phương, trong trường hợp cần thiết sẽ chấm thẩm định các bài thi” - ông Mai Văn Trinh cho hay.
Với một loạt điều chỉnh trên, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT cho hay năm 2019, kết quả kỳ thi THPT quốc gia sẽ được công bố vào ngày 14/7, chậm hơn 3 ngày so với năm 2018.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40