Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh tổng hợp
Kỳ 1: Tội phạm buôn người có chiều hướng gia tăng | |
Còn nhiều khó khăn, thách thức | |
Cảnh báo loại tội phạm buôn người mới |
Thời gian qua, hoạt động của tội phạm mua bán người trên các tuyến biên giới, bờ biển nước ta diễn biến hết sức phức tạp, một số địa bàn trọng điểm, tội phạm hoạt động có xu hướng ngày càng gia tăng.
Đặc biệt, tuyến biên giới Việt - Trung, tập trung ở một số tỉnh như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lào Cai. Đây vừa là địa bàn trung chuyển nạn nhân từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước đưa qua Trung Quốc, vừa là địa bàn để các đối tượng mua bán người trong và ngoài nước “tuyển mộ” nạn nhân.
Những nạn nhân bị bán sang Trung Quốc với nhiều mục đích khác nhau như: Bóc lột sức lao động, bóc lột tình dục, nhưng chủ yếu là kết hôn trái phép. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em trong độ tuổi từ 15 đến 26, thường cư trú ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, không có công ăn việc làm ổn định, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức xã hội, pháp luật còn nhiều hạn chế...
Theo Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP: Các đối tượng thường lợi dụng triệt để công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội để tiếp cận, dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân, sau đó đe dọa, khống chế, nên khi nạn nhân biết mình bị lừa thì đã ở trong tình trạng như “cá nằm trên thớt”.
ảnh minh họa |
Mặt khác, nhân dân hai bên biên giới có mối quan hệ dân tộc, thân tộc lâu đời, thường xuyên qua lại thăm thân, chữa bệnh, lao động thời vụ... nên công tác kiểm soát, phát hiện các vụ mua bán người rất khó khăn. Các đối tượng phạm tội trong nước thường liên kết chặt chẽ với các đối tượng nước ngoài, hình thành đường dây mua bán người khép kín, xuyên quốc gia. Đối tượng phạm tội liên quan đến nhiều địa bàn trong và ngoài nước nên việc điều tra, truy bắt đối tượng chủ mưu, cầm đầu rất khó khăn.
Nhằm đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả đối với tội phạm mua bán người, các đơn vị BĐBP đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, phát huy hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình địa bàn, quản lý chặt chẽ đối tượng, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm; chủ động xác lập chuyên án để đấu tranh triệt phá.
Bên cạnh đó, tăng cường tuần tra, kiểm soát, tập trung vào các khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, các địa bàn trọng điểm để kịp thời phát hiện và ngăn chặn tội phạm. Bên cạnh đó, thực hiện nội dung Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020, BĐBP các tỉnh phía Bắc của Việt Nam và lực lượng chức năng của Trung Quốc đã phối hợp chặt chẽ, tích cực chia sẻ thông tin về hoạt động của loại tội phạm mua bán người. Đồng thời, phối hợp điều tra xác minh, xác định nạn nhân, giải cứu, trao trả nạn nhân và phối hợp triệt phá các đường dây mua bán người xuyên quốc gia.
Các đơn vị BĐBP các cấp còn ký kết nghĩa với các đơn vị bảo vệ biên giới Trung Quốc, duy trì thường xuyên và chặt chẽ chế độ hội đàm, trao đổi thông tin, tình hình biên giới giữa hai bên, thiết lập đường dây nóng với phía bạn, bất kể ngày hay đêm đều có thể thông tin cho nhau, khi có vụ việc xảy ra, hai bên phối hợp với nhau giải quyết nhanh, rất kịp thời. Nhờ cơ chế phối hợp này, hiệu quả quản lý, bảo vệ biên giới, đặc biệt là trong công tác phòng chống tội phạm, giải cứu nạn nhân bị lừa bán qua biên giới được nâng lên rõ rệt.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người, trong thời gian tới, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở khu vực biên giới, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm về hoạt động mua bán người, để người dân hiểu rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này.
UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2018. Việc triển khai nhằm tuyên truyền sâu rộng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong xã hội nói chung và người dân Thủ đô nói riêng; giảm nguy cơ, giảm tội phạm mua bán người. Bên cạnh đó, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” một cách thiết thực, cụ thể. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05