Hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”

Kỳ 1: Tội phạm buôn người có chiều hướng gia tăng

Trong thời gian qua, tội phạm buôn người vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, các đối tượng phạm pháp gia tăng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực hết mình để ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm buôn bán người.
tin nhap 20180704155512 Diễn biến phức tạp
tin nhap 20180704155512 Còn nhiều khó khăn, thách thức
tin nhap 20180704155512 Tổng kết đợt cao điểm trấn áp tội phạm buôn người Việt - Lào - Campuchia

Nhiều thủ đoạn

Những ngày cuối tháng 6, các lực lượng phòng chống tội phạm buôn người liên tiếp bắt giữ những đối tượng có những hành vi phạm pháp, mua bán người xuyên quốc gia.

Cụ thể, ngày 27/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 2 đối tượng gồm Lương Văn May (tên thường gọi là Chăn, SN 1992, trú tại xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) và Lữ Văn Thành (SN 1993, trú tại xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) về hành vi mua bán người.

Trước đó, ngày 22/6, các trinh sát của Đội 5, Phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội đã bắt giữ Lữ Văn Thành tại bến xe khách Nước Ngầm, quận Hoàng Mai (Hà Nội), lúc đối tượng này bỏ trốn sau khi bị phát hiện đang lừa 2 cô gái trẻ để bán sang Trung Quốc.

Tại cơ quan công an, Thành khai, năm 2017 đi làm thuê tại xưởng gỗ ở Trung Quốc và được chị gái là Lữ Thị Đon (SN 1982, sống ở Trung Quốc) bàn bạc về việc tìm những người phụ nữ ở Việt Nam đưa sang Trung Quốc bán. Mỗi người đưa trót lọt sang Trung Quốc, Thành sẽ được hưởng 30 triệu đồng.

Sau khi trở về Việt Nam Thành đã bàn với Lương Văn May (trú tại xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) tìm phụ nữ để bán, số tiền kiếm được sẽ chia đôi. Lợi dụng lòng tin, May đã lừa 2 cô gái cùng làng đi trồng hoa ở Đà Lạt với mức lương 6,5 triệu đồng/tháng nhằm đưa 2 cô gái ra cửa khẩu Móng Cái.

Khi Thành đưa 2 cô gái ra đến Hà Nội định chuyển sang xe khách đi Móng Cái thì bị cơ quan công an bắt giữ. Ngay sau đó, Công an TP Hà Nội đã bàn giao đối tượng Lữ Văn Thành, 2 nạn nhân cùng toàn bộ tang vật cho Công an tỉnh Nghệ An tiếp tục làm rõ.

Gần đây nhất, ngày 29/6, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt hai đối tượng là Thào A Vảng (25 tuổi, trú huyện Đác G’long, tỉnh Đác Nông) và Vàng Seo Gia (24 tuổi, trú tỉnh Hà Giang) để điều tra về hành vi mua bán người.

tin nhap 20180704155512

Lực lượng chức năng ở khu vực biên giới Việt - Trung giao, nhận các nạn nhân của các đường dây mua bán người

Theo kết quả điều tra bước đầu, Vảng và Gia quen biết một người tên Hồng ở bên Trung Quốc. Hồng đã kết nối và đề nghị Vảng cùng Gia tìm những cô gái trẻ đưa sang Trung Quốc bán làm vợ. Mỗi cô gái được đưa sang Trung Quốc, Vảng và Gia sẽ được trả thù lao từ 10 - 15 triệu đồng.

Từ đề nghị này, Vảng và Gia đến các huyện vùng sâu của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông gạ gẫm, tán tỉnh các cô gái trẻ hứa đưa về làm vợ. Tin lời đường mật, các cô gái trẻ đã đi theo Vảng, Gia và bị hai đối tượng này đưa ra tỉnh Lào Cai rồi bán sang Trung Quốc.

Trong 5 cô gái trẻ bị bán, Gia đã dụ dỗ một cô gái ở xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk; còn Vảng đã dụ dỗ được bốn cô gái ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Sau khi bán 5 cô gái trẻ sang Trung Quốc, Vảng và Gia quay lại Việt Nam lừa đảo các cô gái khác thì bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ...

Tội phạm có chiều hướng gia tăng

Thông tin từ Cục Phòng chống tội phạm ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng) cho biết, từ năm 2011 - 2017, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phát hiện, xử lý đối với 2.748 vụ mua bán người với 4.110 đối tượng, số người đã bị mua bán là 5.984 người; trung bình một năm có 900 người bị mua bán, tội phạm mua bán người xảy ra trên cả nước.

Đối tượng bị mua bán không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà còn có gần 50 trường hợp là nam giới, 90% số vụ mua bán người là để đưa ra nước ngoài và tập trung ở các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc (70%), còn lại là tuyến biên giới Lào, Campuchia, Thái Lan, và một số trường hợp ra nước ngoài qua cửa khẩu sân bay.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình hình tội phạm mua bán người trên các tuyến biên giới diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Đối tượng phạm tội thường lợi dụng hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế của một số phụ nữ, trẻ em để dụ dỗ, lừa gạt, sau đó mua bán ra nước ngoài.

Các nạn nhân bị bán ra nước ngoài vì nhiều mục đích khác nhau như: bóc lột tình dục, hôn nhân trái pháp luật thậm chí là bóc lột sức lao động… Đối tượng phạm tội là người Việt Nam rất đa dạng như lưu manh chuyên nghiệp, người có tiền án, tiền sự, cấu kết với đối tượng là người nước ngoài ở vùng sâu, vùng xa, biên giới tạo thành đường dây khép kín để lôi kéo, móc nối ra nước ngoài bán. Đặc biệt, đối tượng phạm tội là người nước ngoài ngày càng gia tăng, chủ yếu là người Trung Quốc.

Các đối tượng này đã lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam, thông qua các hình thức vào du lịch, liên doanh, liên kết làm ăn để lừa gạt phụ nữ, trẻ em dưới dạng đưa đi làm việc ở nước ngoài…

Đáng chú ý, trong số những đối tượng này có rất nhiều người từng là nạn nhân bị bán sang Trung Quốc, khi quay lại Việt Nam thăm thân hoặc trốn về lại cấu kết với các đối tượng khác để lừa các nạn nhân.

Chưa kể, một số đối tượng còn giả danh công an, bộ đội biên phòng thông qua mạng Zalo, Facebook để kết bạn làm quen phụ nữ sau đó lừa bán sang Trung Quốc.

Trong thời gian tới tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, hình thành các đường dây, tổ chức tội phạm có quy mô lớn liên quan đến nhiều quốc gia với tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Thu Trang (còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động