Kỳ cuối: Con người vẫn là yếu tố quyết định
Kỳ 2: Phát huy vai trò của Đảng | |
Kỳ 1: Xử lý từ “tham nhũng vặt” đến những “đại án” |
Không có vùng cấm
Để phòng ngừa và đẩy mạnh cuộc đấu tranh PCTN với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội, gây bức xúc trong nhân dân mà còn là một trong những thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, theo Ths Văn Thị Thanh Hương – Trưởng ban Sách Nhà nước và Pháp luật (Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật): Trong thời gian tới, cần tập trung nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành chức năng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên và mỗi người dân về quyết tâm của Đảng, Nhà nước đối với cuộc đấu tranh PCTN; đưa nội dung đấu tranh PCTN vào sinh hoạt định kỳ của các tổ chức Đảng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị.
Trong đó, các tổ chức Đảng tăng cường chỉ đạo quyết liệt công tác giáo dục, phòng ngừa tham ô, tham nhũng; các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về PCTN. Đồng thời, nâng cao và phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị nói riêng trong thực thi trọng trách được giao gắn với đấu tranh PCTN theo Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”.
Một phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. |
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường phối hợp và kịp thời cung cấp, công khai thông tin, định hướng tuyên truyền về PCTN, để một mặt tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị; mặt khác thông qua đó, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch lợi dụng PCTN để chống phá Đảng, Nhà nước. Chủ động thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm, bất kể là ai, giữ chức vụ gì; về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; về những vấn đề nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm trong đấu tranh PCTN đi liền cùng với việc chủ động tuyên truyền gương người tốt, việc tốt; bảo vệ, khen thưởng, động viên những người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
Thông qua tuyên truyền về kết quả đấu tranh PCTN, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và đưa ra khỏi Đảng những cán bộ, đảng viên vi phạm, góp phần làm trong sạch bộ máy, tạo động lực, khí thế, sự thống nhất cao về ý chí và hành động để cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ
Một trong những giải pháp đổi mới phương thức, nội dung lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp trong đấu tranh PCTN là đổi mới phương thức, nội dung lãnh đạo trong công tác tổ chức, cán bộ. Trao đổi với phóng viên, TS. Đinh Văn Minh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) chia sẻ: Trong thời gian tới, Đảng cần lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trong các cơ quan tư pháp thực hiện đầy đủ, đúng đắn các chủ trương đường lối của Đảng về công tác cán bộ.
Trọng tâm là tiếp tục lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ về công tác cán bộ nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về chiến lược cán bộ; nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hệ thống chính trị và các chủ trương đường lối nêu trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Bên cạnh đó, khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức trong ngành tư pháp; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của từng đối tượng cán bộ, từng chức danh tư pháp. Tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động của cán bộ tư pháp.
Tiếp tục xây dựng quy định, quy chế bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy, tổ chức Đảng đối với công tác cán bộ tư pháp; có sự phân công, phân cấp hợp lý, xác định rõ và tôn trọng vai trò trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan tư pháp. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện chiến lược cán bộ của các cơ quan tư pháp. Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ chung, xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, đổi mới đồng bộ các quy định về đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, đề bạt và thực hiện chính sách cán bộ.
Đồng thời, xây dựng cơ chế phát hiện người có đủ đức, có tài để quy hoạch đào tạo, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan tư pháp. Tập trung lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trong các cơ quan tư pháp khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động công vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp có kỹ năng nghề nghiệp, có kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch, có bản lĩnh chính trị, dũng cảm đấu tranh với công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đáp ứng các yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Cũng theo TS. Đinh Văn Minh: Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong hệ thống các cơ quan nhà nước đối công tác đấu tranh PCTN sẽ góp phần quan trọng xác lập hệ thống phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, hạn chế và tiến tới đẩy lùi tham nhũng một cách vững chắc.
Trừng trị nghiêm minh những phần tử tham nhũng; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính; góp phần thực hiện nghị quyết của Đảng về PCTN; Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt và Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà nhà nước đã phê chuẩn và cam kết thực hiện theo lộ trình; thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020.
Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong hệ thống các cơ quan nhà nước đối công tác đấu tranh PCTN phải hướng đến việc: ngăn chặn những hành vi lợi dụng chức trách, quyền hạn; chống hành vi hối lộ và nhận hối lộ dưới mọi hình; hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao tính trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng, giữ vị trí nòng cốt trong phát hiện và xử lý tham nhũng.
Chính sách xử lý đối với tham nhũng, đặc biệt là chính sách hình sự, chính sách tố tụng hình sự tiếp tục được hoàn thiện; hệ thống đo lường, giám sát tham nhũng được thiết lập; tăng cường tổ chức quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, vai trò của xã hội, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân về tham nhũng, về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm tạo nên phong trào tự tu dưỡng, rèn luyện “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, noi gương Người về đạo đức để không tham nhũng và kiên quyết chống tham nhũng; đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát PCTN.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15