Kỳ 2: Phát huy vai trò của Đảng
Kỳ 1: Xử lý từ “tham nhũng vặt” đến những “đại án” | |
Thanh toán không dùng tiền mặt: Có thể chống tham nhũng, rửa tiền? | |
Phổ biến Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 |
Hiệu quả trong đấu tranh PCTN
Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí đã khẳng định: “Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác PCTN, lãng phí”; Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/5/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí cũng khẳng định:“Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định thành công của công tác PCTN, lãng phí”.
Ảnh minh họa |
Có thể thấy, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức để đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo, Đảng luôn quan tâm chăm lo mọi mặt công tác xây dựng Đảng, trong đó có nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là nội dung và phương thức lãnh đạo đối với công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng.
Trong đó, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát trong PCTN là vấn đề luôn được Đảng quan tâm và tích cực đổi mới để nâng cao hiệu quả. Trải qua các thời kỳ, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng ngày càng được hoàn thiện hơn về phạm vi, đối tượng, hình thức, biện pháp để phù hợp với thực tế tình hình.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết về PCTN, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả toàn diện, tích cực rõ rệt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Báo cáo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN ngày 25/6/2018 khẳng định: “Công tác PCTN được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, được nhân dân rất hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá tích cực. Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”. Theo đó, nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được ban hành về PCTN vừa có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện và xử lý các sai phạm… Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác PCTN… |
Một số chuyển biến tích cực trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng thời gian qua được ghi nhận. Nhiều đối tượng có hành vi tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử, đặc biệt là từ năm 2016, số lượng vụ án, số lượng các cán bộ cấp cao và mức án phạt nặng đã tăng lên.
Điều này xuất phát từ sự chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của Đảng đối với công tác này, sự vào cuộc của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như hàng loạt các tổ chức Đảng các cấp. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo sát sao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về PCTN của Ủy ban Kiểm tra T.Ư.
Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã tổ chức kiểm tra đối với nhiều tổ chức đảng như: Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông…
Ủy ban Kiểm tra T.Ư cũng đã kiểm tra chuyên đề công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan; kiểm tra làm rõ nhiều vụ việc sai phạm rất nghiêm trọng liên quan tham nhũng; quyết định kỷ luật và đề nghị Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật nhiều tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước; cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cán bộ trong lực lượng vũ trang... Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao.
Phát huy vai trò của người đứng đầu
Theo Ths Văn Thị Thanh Hương – Trưởng ban Sách Nhà nước và Pháp luật (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật), mặc dù, Đảng đã có Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, song hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế. Số vụ việc về tham nhũng được phát hiện còn chưa cao so với tình hình thực tế.
Một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm; trong đó, có việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm PCTN của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, những bức xúc này đang ngày được Đảng ta chỉ đạo, giải quyết một cách triệt để và hiệu quả.
Đánh giá thực trạng và dự báo tình hình tham nhũng ở Việt Nam, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, giữa tháng 5/2012, xác định: “Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xẩy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành… gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước”.
Trước tình hình đó, Hội nghị đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo; lập lại Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính các Tỉnh ủy, Thành ủy là cơ quan tham mưu cho cấp ủy về công tác nội chính và PCTN.
Ban Nội chính Trung ương là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo PCTN, nhằm tạo bước chuyển mới, mạnh mẽ hơn trong công tác đấu tranh PCTN. Tiếp đó, ngày 7/12/2015, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 50-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy, địa phương, đơn vị gắn tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị với công tác đấu tranh PCTN…
Trong đó, nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị “phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; chủ động tự phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Kết quả công tác PCTN là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu”...
(Còn tiếp)
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17