Kỳ 1: Xử lý từ “tham nhũng vặt” đến những “đại án”
Thanh toán không dùng tiền mặt: Có thể chống tham nhũng, rửa tiền? | |
“Tham nhũng vặt” ở khu Đường 2, Phù Lỗ, Sóc Sơn: Cần giải quyết dứt điểm | |
Phổ biến Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 |
Tham nhũng đã và đang tồn tại ở nhiều nơi với “muôn hình vạn trạng”. Từ “tham nhũng vặt” cho đến những “đại án” đã và đang làm tha hóa, biến chất một bộ phận cán bộ, đảng viên trên mọi lĩnh vực công tác.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc PVC tại phiên xét xử (Ảnh: TTXVN) |
Từ “tham nhũng vặt”...
Cuối tháng 6/2019, lần theo những thông tin phản ánh của bạn đọc qua đường dây nóng, chúng tôi có mặt tại khu Đường 2, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn. Theo nhiều người dân, khu dân cư Đường 2 do ông Đặng Đình Hùng làm Trưởng khu kiêm Bí thư chi bộ từ nhiều năm nay đã buông lỏng quản lý tài chính, không minh bạch trong công tác thu, chi...
Đặc biệt nghiêm trọng là việc thu các khoản Quỹ Vì Trường Sa và Quỹ Vì người nghèo do UBND xã phát động. Ông Hùng đã chỉ đạo các tổ thu tiền của nhân dân sau đó nộp lên trên 50%, còn lại lập Quỹ Vì Trường Sa của khu gần 3 triệu đồng, Quỹ Vì người nghèo là khoảng 4 triệu đồng. Khoản tiền này, nhân dân trong khu hoàn toàn không được biết. Sau khi tổ kiểm tra phát hiện, người dân mới vô cùng bất bình về việc làm của lãnh đạo khu.
Ngày 26/7/2019 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ 16, để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động sáu tháng đầu năm 2019 và đề ra nhiệm vụ trọng tâm, công tác những tháng cuối năm. Theo số liệu đưa ra tại phiên họp, 6 tháng đầu năm, các địa phương đã khởi tố 176 vụ án/425 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ (tăng 13,5% về vụ và 32,8% về số bị can so với cùng kỳ năm 2018)… Từ đầu năm đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 123 tổ chức đảng và 7.923 đảng viên; trong đó có 256 đảng viên bị kỷ luật do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 21 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018). Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật đối với một tổ chức đảng, 13 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, cả đương chức và đã nghỉ hưu. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hơn 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bị thi hành kỷ luật đảng và xử lý hình sự. |
Sau khi phóng viên vào cuộc điều tra, xác minh và phản ánh tới công chúng dư luận cũng như lãnh đạo địa phương, UBND xã Phù Lỗ đã có báo cáo đề nghị Đảng ủy xã chỉ đạo Ủy ban kiểm tra đối chiếu, xem xét trách nhiệm của đảng viên, Bí thư chi bộ và tư cách đảng viên đánh giá vi phạm đối với ông Đặng Đình Hùng. Đồng thời đề nghị chi ủy, chi bộ khu Đường 2 chỉ đạo lãnh đạo khu tổ chức công khai tài chính năm 2018 và công tác kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc để xảy ra vi phạm…
Một trong những vụ “tham nhũng vặt” cũng gây xôn xao dư luận được cơ quan ngôn luận phanh phui vào tháng 4/2018. Cụ thể, ngày 9/4/2018, Báo Lao động có bài điều tra “Nườm nượp cảnh kẹp tiền, đưa - nhận tại Hải quan Hải Phòng”, phản ánh tình trạng người dân, doanh nghiệp phải chi tiền “bôi trơn” cho cán bộ Hải quan Hải Phòng khi đến làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu…
Ngày 27/4/2018, Cục Hải quan TP Hải Phòng đã tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thi hành kỷ luật đối với 10 trường hợp. Trong đó, xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 5 trường hợp (1 chi cục trưởng, 2 phó chi cục trưởng, 2 đội trưởng để làm gương, nghiêm khắc chấn chỉnh trong toàn cục).
Đồng thời, Cục Hải quan TP Hải Phòng đã tiến hành điều chuyển vị trí công tác đối với cán bộ, công chức. Cụ thể, đối với 3 công chức thừa hành có hình ảnh trên báo: Cục Hải quan TP Hải Phòng hiện không bố trí 3 công chức nêu trên làm công tác nghiệp vụ, đồng thời đã đưa vào danh sách điều động, chuyển đổi vị trí công tác theo kế hoạch tổng thể của Cục Hải quan TP Hải Phòng trong tháng 5/2018…
Có thể khẳng định, nạn “tham nhũng vặt” ngày càng biến tướng và làm đảo lộn nhiều giá trị trong xã hội, làm cho người dân mất lòng tin vào cơ quan công quyền. Và “tham nhũng vặt” chính là mầm mống để phát triển lên thành tham nhũng lớn khi có cơ hội. Chính vì thế, trong các cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN gần đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cương quyết chỉ đạo chọn một vài điểm tiêu biểu, xử một vài vụ “tham nhũng vặt. Nó như “ghẻ ruồi” rất khó chịu, làm cho người ta mất lòng tin.
Do đó phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc, kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước (nhất là trong cơ quan PCTN) những cán bộ hư hỏng, tham nhũng.
Đến những vụ “đại án”, trọng án
Nếu như “tham nhũng vặt” vẫn đang ngày càng biến tướng, diễn biến phức tạp thì những vụ “tham nhũng lớn” trở thành “đại án” cũng khiến dư luận không khỏi lo lắng về sự phát triển chung của đất nước. Những năm gần đây, nhiều đối tượng có hành vi tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử, số lượng vụ án, số lượng các cán bộ cấp cao và mức án phạt nặng đã tăng lên.
Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, “cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và hơn 35 nghìn đảng viên vi phạm, trong đó có gần 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái”. Nhiều cán bộ cao cấp và tổ chức đảng vi phạm, trong đó có cả đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị đã bị kỷ luật; trong đó có cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng vũ trang...
Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn; có lý, có tình, thể hiện rõ quan điểm “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền”.
Qua đó, góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng đồng thời cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả (vụ án Dương Chí Dũng; vụ án Vũ Quốc Hảo; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như; vụ án Phạm Công Danh; vụ án Hà Văn Thắm; vụ án Giang Kim Đạt; vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân Thanh; vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm); vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc); vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương...
Theo Ths Văn Thị Thanh Hương – Trưởng ban Sách Nhà nước và Pháp luật (Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật): Tham nhũng – những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được, đã khiến nhiều cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao “không giữ được mình”, không gương mẫu trong thực thi trọng trách được giao, nói một đằng, làm một nẻo, không còn xứng đáng với vai trò tiên phong.
Họ đã bất chấp việc vi phạm pháp luật mà làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp… để vụ lợi, trục lợi cho mình, người thân, cánh hẩu của mình, nhóm lợi ích của mình... dẫn đến làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, gây bất bình, bức xúc, thậm chí phản ứng của nhân dân đối với các cơ quan công quyền.
Vì vậy, bình sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ; “là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta… làm hỏng tinh thần trong sạch, ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”.
Tuy các tệ nạn này biểu hiện trong đời sống xã hội dưới nhiều dạng khác nhau, song các hành vi tham ô, tham nhũng dù là “lớn’ hay “vặt” cũng đều là “ăn cắp của công làm của tư”, “đục khoét của nhân dân”, “ăn bớt của bộ đội”, “tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình”, “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”…, cho nên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải “- Chống nạn tham ô, - Chống nạn lãng phí, - Chống bệnh quan liêu”.
H.Duy
Kỳ 2: Tiếp tục phát huy vai trò của Đảng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05