Vấn nạn buôn người - không thể mãi lộng hành

Kỳ cuối: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

Giải pháp hữu hiệu “dẹp” nạn mua bán người luôn là nỗi trăn trở của các ban, ngành chức năng những năm gần đây. Nhiều dự án, hội thảo, nhiều đợt ra quân… nhằm mục đích trấn áp trực tiếp loại tội phạm này đã được triển khai. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực đó, vấn nạn buôn người vẫn diễn ra phức tạp. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu có thể dẹp bỏ được vấn nạn nguy hiểm này?
ky cuoi can su vao cuoc cua toan xa hoi Vì 5 triệu đồng, thiếu nữ lừa bán cả em gái ruột
ky cuoi can su vao cuoc cua toan xa hoi Án phạt nghiêm khắc cho hai kẻ buôn bán người

Còn tồn tại những “lỗ hổng”

Theo Theo thống kê của các lực lượng Công an và Biên phòng, từ tháng 1/2016 đến tháng 7/2017, toàn quốc phát hiện 540 vụ với 768 đối tượng, giải cứu 1.489 nạn nhân (riêng 6 tháng đầu năm 2017, đã phát hiện 157 vụ với 245 đối tượng, giải cứu 361 nạn nhân); khởi tố 341 vụ với 522 đối tượng liên quan đến tội phạm này.

ky cuoi can su vao cuoc cua toan xa hoi
Lễ trao trả những nạn nhân bị buôn bán của công an Việt Nam và Trung Quốc.

Đáng chú ý sau mỗi vụ việc là, việc hình thành nhiều đường dây, băng ổ nhóm sử dụng công nghệ cao, internet, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và có tính liên kết chặt chẽ với các tổ chức tội phạm trong và ngoài nước, đan xen với các loại tội phạm khác như ma túy, cờ bạc, lừa đảo, mại dâm...

Một thủ đoạn phổ biến khác mà các đối tượng “mẹ mìn” hay áp dụng là tạo lòng tin với nạn nhân, sau đó hứa sẽ “giúp đỡ” bằng cách đưa sang Trung Quốc làm ăn rồi lấy chồng giàu có nơi xứ người. Điển hình trong những vụ án dạng này là trường hợp của hai nạn nhân V. T.H. (21 tuổi, ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) và G.H.P. (16 tuổi, ở Bắc Hà, Lào Cai).

Sau khi hai nạn nhân đã lọt vào tầm ngắm, đầu tháng 10/2017, các đối tượng gồm Giàng Thị Tùng (29 tuổi, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai); Ma Seo Sàng (24 tuổi, ở Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) và Cư Seo Trang (27 tuổi, ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai) đã lừa các nạn nhân đến “miền đất hứa” rồi bán sang biên giới.

Trao đổi về vấn đề liên quan, đại diện Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết để ngăn chặn nạn buôn người thì cần lấp đầy “lỗ hổng này.

Nói cách khác, để giải quyết triệt để vấn nạn trên cần nâng cao đời sống của nhân dân ở các khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, gắn kết với các chương trình kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm có thu nhập ổn định, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khắc phục những sơ hở trong các lĩnh vực xuất khẩu lao động, kết hôn có yếu tố nước ngoài, đồng thời, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền đến từng bản làng, từng gia đình về phương thức, thủ đoạn lừa gạt của bọn tội phạm mua bán người.

Làm sao ngăn chặn?

Mới đây, trong tọa đàm nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người do Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP phối hợp với tổ chức quốc tế bảo vệ trẻ em Rồng xanh và Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng tổ chức đã chỉ ra, tình trạng phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy của các đối tượng buôn người được bắt nguồn từ những nguyên nhân.

Cụ thể, đó là những hạn chế về nhận thức, thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình, ham lợi ích vật chất, đói nghèo, thất nghiệp và thất học... Đáng chú ý, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa của một bộ phận nhân dân còn thấp nên nhận thức về phòng, chống mua bán người còn hạn chế. Mặt khác, công tác tuyên truyền nhiều lúc gặp khó khăn do thiếu các phương tiện thông tin trực quan.

Hầu hết các đại biểu tham dự tọa đàm cũng đều nhất trí cho rằng, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người, cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng triển khai các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để mọi người dân nắm được các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người để có phương pháp phòng ngừa với loại tội phạm này.

Trở lại câu chuyện nạn buôn người diễn ra phức tạp, rõ ràng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do điều kiện khách quan kinh tế ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa; tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế làm phân hóa giàu, nghèo, thiếu việc làm, một bộ phận trẻ em thất học dễ bị bọn tội phạm dụ dỗ, lừa gạt; công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội còn buông lỏng, bất cập, sơ hở, để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là trong quản lý người nước ngoài, quản lý nhận hộ khẩu, quản lý an ninh biên giới, xuất nhập cảnh, hôn nhân và con nuôi có yếu tố nước ngoài...

Bên cạnh đó, việc đưa một số vụ án ra xét xử gặp nhiều khó khăn do trong nhiều vụ án mua bán phụ nữ, trẻ em, cả bên bán và bên mua đều tự nguyện. Nhiều trường hợp phụ nữ muộn chồng hoặc bị chồng ruồng bỏ đã nhờ người khác đưa sang Trung Quốc để lấy chồng và trả cho người đó một khoản tiền nhất định. Do đó rất khó truy tố người đưa phụ nữ sang Trung Quốc về tội mua bán phụ nữ.

Nạn mua bán người đang trở thành vấn đề phức tạp, không chỉ ảnh hưởng xấu đến đạo đức, nòi giống, lối sống, thuần phong, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự của đất nước và là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội.

Công tác phòng chống mua bán người là nhiệm vụ lâu dài, rất khó khăn, phức tạp, nhưng nếu chúng ta có nỗ lực, quyết tâm, nêu cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, nhất định tội phạm mua bán người ở Việt Nam sẽ được ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Trong 11 tháng năm 2024, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước đạt 5.336.000 lượt, khách trong nước đạt 34.132.034 lượt, đem về tổng thu cho Thành phố hơn 173.500 tỷ đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động