Kỳ 3: Tủ lạnh cũng có thể phát nổ
Kỳ 2: Ẩn họa cháy, nổ do điện | |
Kỳ 1: Hiểm họa chết người khi điều hòa phát nổ | |
Cảnh giác nguy cơ cháy nổ do điện | |
Kho “bom gas” dưới chân cầu Thanh Trì: Ẩn họa khôn lường |
Điển hình, cách đây vài năm, một biệt thự 3 tầng ở khu đô thị Pháp Vân, quận Hoàng Mai, Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội, gây thiệt hại lớn về tài sản. Nguyên nhân sau đó được cơ quan chức năng xác định là nổ bình gas tủ lạnh.
Vào cuối năm 2018, tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra làm chết 4 người trong một gia đình gồm 2 vợ chồng và 2 người con.
Hiện trường vụ cháy ở Xuân Đỉnh. Ảnh: PCCC |
Theo điều tra, ngọn lửa bùng phát vào khoảng hơn 2h tại gian bếp nằm ở tầng một của ngôi nhà. Lúc này mọi người trong nhà vẫn ngủ và không hề hay biết. Những người hàng xóm sau khi phát hiện đã tìm mọi cách phá cửa và gọi lực lượng cứu hóa.
Mặc dù lực lượng cứu hỏa đã kịp thời có mặt, kiểm soát và dập tắt đám cháy, thế nhưng cả 4 người trong gia đình đều đã tử vong do bị ngạt khói. Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn đau lòng này được lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội kết luận là do chập cháy tủ lạnh, sau đó cháy lan sang các vật dụng khác trong nhà.
Theo lực lượng phòng cháy chữa cháy, nguy cơ cháy nổ tủ lạnh thường xảy ra ở tủ lạnh quá cũ, bị sửa chữa, thay gas nhiều lần. Ngoài ra, do máy nén là dạng kín nên các cuộn dây điện có thể bị chập gây ra tia lửa điện và làm gas bắt lửa. Vào mùa hè, do nhiều yếu tố dẫn đến điện yếu như dùng cùng lúc nhiều thiết bị điện, đường dây chịu tải không đảm bảo.
Các gia đình cần lưu lý khi sử dụng tủ lạnh để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. Ảnh: PCCC |
Thông thường, cấu tạo tủ lạnh gia đình gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn. Trong đó, bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh. Khi tủ lạnh hoạt động, máy nén sẽ chuyển gas từ dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy.
Gas tủ lạnh về nguyên tắc rất an toàn, không độc hại, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tủ lạnh, người dùng mắc những sai lầm như để đồ ăn nóng trong tủ lạnh, bảo quản quá nhiều thực phẩm làm ảnh hưởng đến năng suất lạnh.
Nhiều gia đình còn đặt tủ lạnh ở những nơi sinh nhiệt như gần bếp, lò vi sóng, để sát vào tường dễ làm nóng tủ lạnh, ảnh hưởng tới chất lượng của tủ lạnh. Thậm chí, đường điện đấu nối với tủ lạnh gần với các vật dễ cháy khác như rèm cửa, đệm, thảm làm tăng nguy cơ mất an toàn.
Anh Nguyễn Văn Luân, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn cho biết, chập cháy các thiết bị điện lạnh là tình huống rất dễ xảy ra. Bởi vì nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình hiện nay rất lớn với việc sử dụng các thiết bị công suất lớn như tủ lạnh, tủ cấp đông, điều hòa. Tuy nhiên, hệ thống điện của gia đình được lắp đặt từ rất lâu, không đáp ứng được nhu cầu của phụ tải, dẫn đến quá tải trong quá trình sử dụng và gây ra chập cháy.
Nguy cơ cháy nổ tủ lạnh còn có thể xảy ra nếu chúng ta để đọng nước trong tủ lạnh gây ra chập điện hoặc trong quá trình sửa chữa để rò rỉ điện. Dòng điện phù hợp với tủ lạnh là từ 200 - 250V AC (xoay chiều) trở lên.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy tủ lạnh có những dấu hiệu lạ như máy nén chạy liên tục không ngắt, có tiếng lạ phát ra từ máy nén, máy nén tỏa hơi rất nóng, sờ hai bên hông tủ thấy nóng bất thường, ngửi thấy mùi gas nơi đặt tủ lạnh... tốt nhất nên ngắt nguồn điện tủ lạnh và gọi thợ sửa chữa đến ngay để tránh xảy ra cháy nổ.
Đa số mọi người thường nghĩ rằng tủ lạnh là thiết bị vô hại trong nhà, nên thường coi nhẹ mọi cảnh báo của nhà sản xuất. Có thể đặt ở bất cứ đâu nếu thấy tiện lợi hay vô tư thoải mái bảo quản bất kỳ thực phẩm, nước uống nào mà không thể nào lường trước được hậu quả do sự tùy tiện bất cẩn của mình gây ra.
Sử dụng tủ lạnh như thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối mà không cần lo lắng. Thực ra việc này rất đơn giản, chỉ cần tránh một số cảnh báo nguy hiểm mà các chuyên gia đưa ra sẽ hạn chế tình trạng tủ lạnh bị cháy nổ. Cụ thể: Lựa chọn vị trí đặt tủ lạnh ở những nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời hoặc bị phản xạ ánh nắng mặt trời, tránh đặt sát bếp, tuyệt đối không tiếp xúc gần với lửa hay các nguồn nhiệt khác. Không đặt tủ lạnh gần các thiết bị bức xạ như lò vi sóng. Không bảo quản nước uống có gas trong tủ lạnh vì nước uống có gas có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Không sử dụng chai lọ, bình bằng thủy tinh đựng bia, rượu hay nước đặt trong tủ lạnh. Không bảo quản bia, rượu trong hộp kim loại có nắp đậy kín, không đặt các thiết bị điện tử trên nóc tủ lạnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Tin khác
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 09:45
Xác định hung thủ đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:23
Bí thư Thành ủy Hà Nội đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:14
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất
Phòng chống cháy nổ 12/12/2024 22:38
TP.HCM: Đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ dịp Tết Dương lịch 2025
Đô thị 11/12/2024 11:07
Nhanh chóng dập tắt đám cháy khu lán tạm, tập kết rác
Phòng chống cháy nổ 10/12/2024 12:20
Nghi vấn nổ bình gas, cháy quán gà trên phố Võ Thị Sáu
Phòng chống cháy nổ 09/12/2024 17:26
Kịp thời giải cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 05/12/2024 12:27