Kỳ 2: Vết thương tâm hồn khó lành
Kỳ 1: Những vụ án thương tâm | |
Trẻ em chọn cách im lặng khi gặp bạo lực | |
Bộ LĐTBXH đề nghị tăng cường công tác bảo vệ trẻ em |
Trao đổi với một cán bộ điều tra Công an TP Hà Nội về vụ án của cháu K (ở quận Ba Đình, Hà Nội), vị cán bộ này cho biết, bản thân Trần Hoài Nam và Phạm Thị Tú Trinh (mẹ kế của cháu K) là những người trực tiếp có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu K.
Thế nhưng, Nam và Trinh không những không làm tròn trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ mà còn thường xuyên chửi mắng, đánh đập gây ra đau đớn về thể xác và tinh thần cho cháu K.
Cháu K còn nhỏ tuổi, chưa nhận thức đầy đủ nên đôi khi có nghịch ngợm. Đáng lẽ Nam và Trinh phải nhắc nhở, hưỡng dẫn, chỉ bảo thì Nam và Trinh lại áp dụng phương pháp phản giáo dục và trái đạo đức xã hội.
Ảnh minh họa |
Nếu trong một gia đình không có sự yêu thương chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên, thì có thể sinh ra tổn thương tâm lý ở trẻ em và dẫn tới những phản ứng bạo lực, gây gổ, thù hằn ở trẻ.
Bất kể là ai chứ không riêng gì những đứa trẻ, khi bị bạo lực sẽ tạo ra những sang chấn lớn về tinh thần. Nhiều trẻ trở nên lì lợm với các mối quan hệ xã hội và lì lợm trong ứng xử với chính cha dượng, mẹ kế, dẫn tới có những hành vi chống đối.
Rất nhiều trẻ có những hành vi vi phạm pháp luật bởi điều này, nó giống như sự trả thù lại người lớn. Cũng có thể dẫn tới rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc mà đứa trẻ gặp phải.
Nói về vụ án của cháu K, GS.TS Lê Thị Quý, Chuyên gia xã hội học – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển cho rằng, việc cháu K bị bố ruột, mẹ kế hành hạ tàn bạo suốt một thời gian dài thật sự là nỗi kinh hoàng của xã hội.
GS. Quý cũng cho biết, trẻ em lớn lên trong gia đình bạo lực cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao, cân nặng. Nhiều trẻ bị rối loạn về ăn uống và giấc ngủ. Thậm chí, một số trẻ trở nên buồn bã, rối loạn tâm lý và bị ám ảnh, tách mình ra khỏi bạn bè.
Ảnh minh họa. |
Lý giải về việc tại sao những đứa trẻ là con riêng thường hay bị bạo hành? GS. Quý nhận định: Khi những người làm cha, mẹ không trực tiếp sinh ra đứa trẻ nhưng lại phải nuôi dưỡng chúng thì dẫn đến việc người ta không dành tình yêu thương trọn vẹn cho đứa trẻ đó. Bên cạnh đó, do sự tác động từ nhiều phía, xã hội, mối quan hệ nội tại gia đình và từ chính bản thân họ, dẫn tới những ứng xử quá khắc nghiệt với con riêng.
Trong nhiều hoàn cảnh, chính cha ruột hoặc mẹ ruột không có tiếng nói, thậm chí đồng tình trong việc để mẹ kế, cha dượng đánh đập con của mình. Hoặc bản thân họ cũng có những mâu thuẫn trong mối quan hệ với người đã ly dị, sau đó họ dồn nén tất cả những bức xúc vào đứa trẻ. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều những vụ bạo hành con riêng dã man, rất khó giải quyết.
Về mặt văn hóa, người ta vẫn thường nói cha dượng hay mẹ kế thì rất ít khi có tình yêu với con riêng. Tuy nhiên, lý do đó không thể giải thích cho việc họ có hành vi bạo lực với con trẻ như vậy.
Thực tế cũng đã chứng minh, trẻ ở giai đoạn từ 4 đến 10 tuổi dễ bị ảnh hưởng tâm lý nhất. Khi đó, tâm lý của trẻ đang phát triển tự nhiên nhưng do bị gò bó và luôn có cảm giác khiếp sợ, lo lắng cho nên dễ để lại di chứng về sau.
“Thậm chí, rất nhiều đứa trẻ lớn lên trong sự bạo lực dã man của cha mẹ, thầy cô đã trở thành tội phạm trong xã hội. Hành vi của những đứa trẻ đó khi phạm tội thường rất lạnh lùng, cuồng bạo như chính những gì mà người lớn đã “gieo” vào tâm hồn chúng”, GS. Quý nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Vinatex: Phát triển sản xuất kinh doanh, quan tâm chăm lo người lao động
“Chuyến xe Công đoàn - Xuân Ất Tỵ 2025” đến với công nhân lao động khó khăn
UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24