Đời sống công nhân Khu Công nghiệp - Chế xuất: Hiện tại và ước mong

Kỳ 1: Những khu trọ mang “thương hiệu” công nhân

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 9 khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) và khu công nghệ cao, thu hút hàng trăm nghìn công nhân lao động (CNLĐ) từ các tỉnh thành về làm việc và sinh sống.
ky 1 nhung khu tro mang thuong hieu cong nhan Nhân rộng mô hình siêu thị mini
ky 1 nhung khu tro mang thuong hieu cong nhan Lương, thu nhập phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu

Với sự quan tâm, chăm lo của chính quyền Thành phố và các cấp, ngành chức năng cũng như những hỗ trợ thiết thực từ phía các doanh nghiệp đã góp phần làm cho đời sống và điều kiện làm việc của CNLĐ đang làm việc trong các KCN – CX ngày càng được cải thiện.

ky 1 nhung khu tro mang thuong hieu cong nhan
Đa số diện tích nhà trọ đều nhỏ, nên phải tối đa hóa công năng sử dụng.

Tuy nhiên bên cạnh đó hiện vẫn còn không ít CNLĐ đang phải sống cuộc sống với nhiều khó khăn. Phản ảnh cuộc sống hiện tại và những ươc mơ của công nhân cũng như sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền chính là nội dung mà Lao động Thủ đô sẽ đề cập trong chuỗi dài kỳ liên quan đến chủ đề này.

Hiện nay, với sự quan tâm, chăm lo của các cấp công đoàn và sự hỗ trợ thiết thực của người sử dụng lao động, CNLĐ đang làm việc tại các KCN - CX đã được ở trong những khu nhà ở dành cho công nhân, rộng rãi, chất lượng dịch vụ đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều CNLĐ vẫn đang phải thuê trọ và sinh sống trong những căn phòng trọ chật chội, không đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Từ những khu nhà trọ giá rẻ…

Được sự quan tâm của Thành phố và doanh nghiệp hiện nay, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có các khu nhà ở dành cho CNLĐ đang làm việc trong các KCN - CX gồm: Khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, được UBND thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng đáp ứng khoảng 13.350 chỗ ở cho CNLĐ tại KCN Thăng Long.

Bên cạnh đó, tại KCN Phú Nghĩa, Công ty Cổ phần tập đoàn Phú Mỹ cũng xây dựng nhà ở cho CNLĐ đang làm việc trong KCN, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 28.000 CNLĐ; Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam cũng đã xây dựng nhà ở cho công nhân,đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 3.000 CNLĐ; Tại KCN Thạch Thất – Quốc Oai, Công ty TNHH Young Fast đã xây dựng nhà ở cho công nhân, đáp ứng khoảng 3.200 chỗ ở cho CNLĐ.

Tình cờ gặp và trò chuyện cùng anh Nguyễn Văn Thành (quê Thanh Ba, Phú Thọ, đang làm việc tại Công ty Canon, KCN Thăng Long) trong một quán cơm bình dân ngay đối diện cổng làng Hậu Dưỡng, chúng tôi đã được anh đồng ý dẫn về xóm trọ nơi anh đang ở. Theo lời kể của anh Thành, xung quanh KCN Thăng Long có rất nhiều khu trọ dành cho công nhân.

Đa phần công nhân thuê trọ đều là người tỉnh lẻ tìm đến KCN Thăng Long để làm việc. Với nguồn thu nhập còn hạn hẹp trong khi chi phí sinh hoạt cao nên công nhân thường chấp nhận thuê phòng trọ có diện tích nhỏ khoảng 10m2 với giá trung bình khoảng 500.000 đồng/ tháng.

Nắm bắt được nhu cầu của người thuê trọ, nên bên cạnh những khu nhà trọ khang trang thì vẫn có nhiều khu nhà trọ được chủ nhà trọ xây dựng tạm bợ bằng những bức tường 10, lợp ngói fibro xi măng và cả dãy trọ chỉ có một khu vệ sinh chung.

Bước qua cánh cổng sắt cũ kỹ, hoen gỉ, phía trên có vài hàng dây thép gai được gắn tạm bợ để chống trộm, trước mắt chúng tôi là khu vệ sinh chung của cả khu trọ gồm một phòng vệ sinh và một phòng tắm, diện tích mỗi phòng khoảng 2m2, được “giữ bí mật bên trong” bằng cánh cửa gỗ đã mục gần hết phần chân, cảm tưởng như chỉ cần kéo mạnh là cánh cửa có thể bung ra ngay lập tức.

Phía trên là một bể nước đựng nước giếng khoandùng để cung cấp nước sinh hoạt cho cả khu trọ, bên cạnh là khoảng sân giếng rộng khoảng 5m2 được láng bê tông xi măng.

“Vì là khu vệ sinh chung, nên chúng tôi cũng thường xuyên bảo nhau lau dọn để đảm bảo vệ sinh môi trường, nhưng thú thực là nhiều lúc cũng không “ngửi nổi” – anhThành chia sẻ.

Khu nhà trọ của anh Thành được chủ nhà xây thành một dãy trọ, gồm 10 phòng, diện tích khoảng 10 m2/phòng với duy nhất một cửa ra vào và vài ô thoáng để thông khí, mái lợp ngói fibro xi măng. Bên trong phòng ngoài diện tích của chiếc giường đơn và lối đi lại, còn thừa khoảng trống nào đều được anh Thành bố trí những vật dụng cần thiết.

Ấn tượng nhất với chúng tôi là trong căn phòng 10m2 với đủ thứ đồ đạc sinh hoạt nhưng vẫn có một góc rất riêng được anh Thành thiết kế để kê bàn, ghế và tủ sách với các loại sách đông tây kim cổ được xếp ngay ngắn, gọn gàng.Hình ảnh đó đã cho chúng tôi một góc nhìn khác về đời sống của CNLĐ, hằng ngày họ không chỉ biết đến ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi mà mỗi người còn có một cách riêng để nuôi dưỡng đời sống tinh thần và làm giàu thêm vốn tri thức nhân loại.

Phía trước dãy phòng trọ của anh Thành là một khoảng đất trống để phơi đồ và trồng cây, anh Thành chia sẻ: “ở đây chúng tôi còn có chút không gian, chứ nhiều xóm trọ khác không có không gian, rất bí bách, chủ nhà xây những dãy phòng trọ quay mặt vào nhau hoặc quay mặt vào tường, hành lang chỉ được khoảng 1 – 1,5m, dùng làm lối đi, phơi quần áo, thậm chí là dựng xe”.

Từ chia sẻ của anh Thành khiến chúng tôi nhớ lại khu nhà trọ của chị Trần Thị Mai (quê Nam Định, đang làm công nhân tại Công ty Sumi Hanel, KCN Sài Đồng) ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Đó là một dãy nhà trọ ẩm thấp, hành lang chỉ vừa cho hai người đi ngược chiều nhau, phía cuối hành lang là khu vực vệ sinh chung cho cả dãy trọ. Phần mái ngói fibro xi măng vừa dùng để lợp nhà vừa làm mái che hành lang khiến cho dãy nhà trọ trở nên sâu hun hút bởi luôn thiếu ánh sáng.

… đến những phòng trọ “đa zi năng”

Rời khu nhà trọ của anh Thành, chúng tôi tiếp tục tìm đến một khu trọ khác ngay phía sau KCN Quang Minh, đi tắt từ KCN Quang Minh qua quãng đường đất khoảng 100m, hai bên là cánh đồng lúa trĩu bông, vàng óng với những làn gió đưa hương lúa ngào ngạt gợi cho chúng tôi cảm giác như đang tìm về một làng quê yên bình.

Theo chân một người dân địa phương nhiệt tình, thân thiện, chúng tôi được giới thiệu vào khu nhà trọ dành cho CNLĐ, khu trọ được thiết kế theo hình chữ U, các phòng đều được xây dựng khép kín, cả 3 dãy trọ đều quay mặt ra một sân chung, giữa sân có một cây xoài lớn tỏa bóng râm cho cả khu trọ. Ở đây, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Vân (quê Nghệ An, công nhân đang làm việc tại Công ty Asti, KCN Quang Minh) đang tất bật chuẩn bị cho bữa cơm chiều ngay trong căn phòng trọ nhỏ bé, chật hẹp của mình.

Theo lời chị Vân, vì chưa có điều kiện kinh tế nên vợ chồng chị thuê phòng trọ tuềnh toàng, mùa hè nóng hầm hập chẳng khác gì lò bát quái, mùa đông lại lạnh giá. Quanh khu chị ở cũng có phòng trọ khang trang, được xây theo kiểu nhà tầng, chia thành nhiều phòng, ngoài ra cũng có dãy nhà trọ được chủ nhà thiết kế theo kiểu phòng có gác xép, những phòng loại này thường dành cho nhiều CNLĐ cùng thuê trọ và giá thuê cũng cao hơn.

Do không gian căn phòng chật hẹp nên vợ chồng chị Vân đã nghĩ ra mọi cách để tận dụng triệt để mọi khoảng không gian trống. Ngoài diện tích phòng vệ sinh kiêm luôn phòng tắm và một khoảng nhỏ để giặt giũ thì trong khoảng không gian chưa đến 15m2 của căn phòng, vợ chồng chị Vân thiết kế một góc đặt giường ngủ, khoảng trống dưới gầm giường cũng được tận dụng để đồ, một góc gần cửa sổ để bếp nấu ăn, phần còn lại để đồ dùng sinh hoạt, tủ quần áo, bốn bức tường cũng được tận dụng để đóng đinh treo đồ đạc linh tinh, diện tích chính giữa phòng thì làm nơi ăn uống và chỗ để xe vào ban đêm.

“Vợ chồng tôi hay gọi căn phòng của mình là “phòng đa zi năng” và chắc có lẽ, không chỉ có vợ chồng tôi mà nhiều công nhân thuê trọ khác cũng sẽ sở hữu một căn phòng “đa zi năng” theo sự sắp xếp của riêng mình.” – chị Vân chia sẻ.

Thực tế cho thấy, CNLĐ đang được các cấp công đoàn và người sử dụng lao động quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt, một số CNLĐ được hỗ trợ nhà ở tại các khu nhà ở dành cho công nhân, một số khác được hỗ trợ tiền thuê trọ nhưng nhiều CNLĐ vẫn đang phải ở trong những khu nhà trọ chật hẹp, không đảm bảo chất lượng dịch vụ dẫn đến những lo ngại về tình trạng sức khỏe, gây ảnh hưởng đến lao động sản xuất.

Thiết nghĩ, để nâng cao đời sống cho CNLĐ, các cấp, ngành và doanh nghiệp cần có sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa đặc biệt là về nhà ở cho CNLĐ, đáp ứng được những yêu cầu về giá cả, diện tích và các tiện ích xã hội đi kèm…

Mai Quý

Kỳ 2: Nhà “nóng” giá điện cũng “nóng”

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Một tiền đạo U23 Việt Nam dẫn đầu danh sách ghi bàn tại U23 châu Á 2024

Một tiền đạo U23 Việt Nam dẫn đầu danh sách ghi bàn tại U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Tiền đạo Bùi Vĩ Hào đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới vòng chung kết U23 châu Á 2024 sau lượt trận đầu tiên của vòng bảng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến việc thao túng cổ phiếu, công bố thông tin không đúng thời hạn,...

Tin khác

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Xem thêm
Phiên bản di động