Kiến nghị tịch thu phương tiện với lái xe say rượu: Những ý kiến tâm huyết
60214
60214
Ông Nguyễn Sỹ Cương (Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội): Cần giải pháp mạnh ngăn ngừa vi phạm giao thông
Vi phạm Luật Giao thông hiện nay diễn ra tràn lan, ngang nhiên, coi thường pháp luật. Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Ủy ban ATGT quốc gia cần có giải pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng này trong đó có đề xuất tịch thu phương tiện. Đề xuất này có cơ sở nhưng cơ sở này rõ nghĩa chưa thì cũng phải bàn luận thêm. Tịch thu phương tiện trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, do cố ý, nếu trong luật không ghi rõ thì cần phải làm rõ hơn trong nghị định hướng dẫn. Đã uống rượu bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng vì nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, có thể giết chết nhiều người. Cũng như hành động đi xe thô sơ vào đường cao tốc. Thẩm quyền tịch thu phương tiện quy định tại điều 38 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính đã nêu rõ, hay điều 126 của luật này ghi rõ, nếu phương tiện không thuộc người điều khiển thì người điểu khiển phải trả tiền phạt tương đương giá trị xe đó, hay biết rõ người mượn xe say rượu mà vẫn giao xe thì xe cũng bị tịch thu, theo tôi là rõ ràng. Nếu cho rằng, đề xuất này được thực hiện khiến gia tăng tiêu cực trong lực lượng CSGT thì không phải, chống tiêu cực phải bằng giải pháp khác, nếu không, chúng ta sẽ không thực hiện được giải pháp nào cả.
Ông Khuất Việt Hùng (Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia): Đề xuất đủ sức cảnh báo
60212
Lái xe trong trạng thái say rượu thì theo quy định của pháp luật, là hành vi bị cấm, có mức độ, tỷ lệ cụ thể. Trong Nghị định 171/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chi tiết. 5 năm nay, Bộ GTVT có những kết nối với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều tổ chức khác để khảo sát về vấn đề này. Kết quả khảo sát của WHO cho thấy, 67% lái xe ô tô gây TNGT có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép; 36% tai nạn xe máy cũng do nồng độ cồn quá mức cho phép. Vụ TNGT nghiêm trọng ở Hưng Yên làm 5 người chết và vụ TNGT ở Cao Bằng làm 3 người chết mới đây, đều có vi phạm về nồng độ cồn. 317 người chết vì TNGT trong 9 ngày tết, tăng hơn năm trước 35 người, mức độ nghiêm trọng cao hơn, có nguyên nhân chủ yếu do sử dụng rượu, bia… Mục tiêu cao nhất của đề xuất này là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, là thông điệp có sức nặng, đủ sức cảnh báo thường xuyên với người điểu khiển phương tiện là “đã uống bia, rượu thì không lái xe”. Hiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp nhận ý kiến đề xuất tịch thu phương tiện trên để sửa đổi, bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
60211 |
PGS. TS. Hoàng Mạnh Hùng (nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an) : Cần nghiên cứu kỹ
Đề xuất của Ủy ban ATGT quốc gia về việc tịch thu phương tiện đối với lái xe say rượu từ ngày 15/3 e rằng quá sớm. Theo tôi, nên dừng lại bởi đa số người dân chưa thấy hết vấn đề và chưa đồng thuận. Trước đây ở nước Anh, người ta cũng tịch thu phương tiện nhưng sau đó cũng đã phải bỏ. Ở các nước tiên tiến khác như Nhật, Đức, Úc… người ta chỉ phạt nặng chứ không tịch thu phương tiện. Đề xuất này liên quan đến Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính nên chúng ta phải cân nhắc, tính toán. Hiến pháp là luật mẹ thì những bộ luật khác phải tuân theo. Các cơ quan nhà nước nên lắng nghe ý kiến nhân dân nhiều hơn để từ đó có những biện pháp tốt hơn. Vì nếu nảy sinh vấn đề này, người dân lo lắng nhiều điều như: Làm thế nào để biết hàm lượng cồn nếu CSGT không chỉ rõ cho người dân hay vấn để tịch thu xe như thế nào, làm sao để không xảy ra tiêu cực… Tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu kỹ để làm sao đưa ra chế tài phù hợp. Các cơ quan truyền thông tăng cường hỏi ý kiến nhân dân nhiều hơn, nếu 51% người dân chưa đồng ý thì phải xem xét lại. Một trong những nguyên nhân khiến đề xuất bị phản đối là do xung đột với Hiến pháp và luật Dân sự. Trên góc độ người nghiên cứu pháp luật, theo tôi, chỉ vi phạm luật hình sự mới tịch thu phương tiện, ở đề xuất này chủ yếu liên quan đến vi phạm hành chính.
Ông Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Y tế) : “Đã uống bia rượu thì không lái xe”
60213 |
Khi đo nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện, lực lượng làm nhiệm vụ chỉ tính tại thời điểm người đó vi phạm Luật Giao thông hoặc gây tai nạn chứ không quan tâm họ sử dụng rượu bia vào thời điểm nào. Theo Tổ chức Y tế thế giới, một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gr cồn. Một đơn vị uống chuẩn này tương đương 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml), 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml), 1 vại bia hơi (330 ml), 2/3 chai hoặc lon bia (330 ml). Giới chuyên môn cho biết cơ thể người trung bình có thể thải ra ngoài khoảng 7 gr cồn trong vòng 1 giờ. Để nồng độ cồn nằm dưới ngưỡng được phép điều khiển xe máy, đàn ông không nên uống quá 2 đơn vị chuẩn trong giờ đầu tiên và không uống quá 1 đơn vị chuẩn nữa trong mỗi giờ sau đó. Tuy nhiên do đặc điểm sinh học của mỗi người khác nhau và thời gian chuyển hóa, phân giải trong cơ thể khác nhau nên có người uống 1 ly rượu đã say nhưng cũng có người uống 1 lít mới say. Khi nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu tức là người đó đã có dấu hiệu say xỉn. Vì thế, các chủ phương tiện giao thông “đã uống rượu bia thì không lái xe”.
Võ Hoàng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34