Không thể tự tạo “luật” riêng!
Thêm trường chuyên ở Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 | |
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT: Vừa sát kiến thức vừa tăng tính nghị luận |
Không thể muốn thế nào cũng được
Năm nay số lượng học sinh thi vào lớp 10 của Hà Nội tăng khoảng 20.000 em so với năm 2017. Chính việc tăng đột biến này đã khiến cuộc đua vào lớp 10 của các sỹ tử “nóng” hơn bao giờ hết. Nhiều học sinh do không đủ điểm vào học tại các trường công lập nên đành phải chuyển hướng qua các trường ngoài công lập. Nắm bắt tâm lý này nên một số trường ngoài công lập đã gây khó khăn cho phụ huynh và học sinh trong quá trình nộp – rút hồ sơ vào trường.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 - 2019 |
Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu, Hà Nội từ ngày 30/6 đến nay đang tạo ra một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội. Tối 29/6, trường này quyết định công bố điểm chuẩn chính thức vào lớp 10 năm học 2018 - 2019. Mức điểm chuẩn 46 điểm áp dụng cho buổi sáng ngày 30/6. Điểm chuẩn sẽ liên tục có sự thay đổi tuỳ vào tình hình tuyển sinh của nhà trường.
Thông tin sẽ liên tục được cập nhật tới phụ huynh. Và, đúng như trường thông báo, đến 13 giờ 30 phút ngày 30/6, tại thông báo lần 2, điểm chuẩn vào lớp 10 của trường đã vọt lên 49 điểm. Kèm theo đó, thông báo cũng nêu rõ nhà trường chỉ nhận 30 hồ sơ đạt mức điểm trên.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu các trường phải tạo điều kiện cho học sinh rút hồ sơ vào lớp 10. Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu hiệu trưởng các trường phải phân công cán bộ tuyển sinh có đủ thẩm quyền trực trong thời gian tuyển sinh đến hết ngày 15/7/2018 (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật) để hướng dẫn, giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh. Học sinh trúng tuyển đã nộp hồ sơ vào trường, khi có nhu cầu được quyền rút hồ sơ, các nhà trường phải tạo điều kiện để học sinh rút hồ sơ. |
Đến 8 giờ 3 phút ngày 1/7, trường phát ra thông báo điểm chuẩn lần 3. Lúc này, mức điểm chuẩn đã lên đến 50,5 điểm (tương đương mức điểm chuẩn một số trường THPT công lập top đầu của Hà Nội) và trường công bố chỉ nhận thêm 10 hồ sơ nữa. Đến 11 giờ 53 phút ngày 1/7, trường thông báo dừng nhận hồ sơ.
Trước đó, ngày 7/5, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu có đăng tải trên website của trường thông báo việc ghi danh vào lớp 10 năm học 2018 - 2019. Theo thông báo này, thời gian ghi danh từ ngày 7/5 đến hết ngày 29/6. Điểm chuẩn xét tuyển các học sinh đã đăng ký ghi danh trong thời gian quy định thấp hơn 1 điểm so với điểm chuẩn chính thức của Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu công bố ngày 1/7.
Lệ phí ghi danh là 2.000.000 đồng. Học sinh trúng tuyển vào trường hoàn thiện hồ sơ nhập học theo quy định muộn nhất là ngày 1/7/2018. Lệ phí ghi danh không được chuyển sang để khấu trừ học phí hoặc các khoản thu đầu năm. Học sinh trúng tuyển vào trường nhưng không theo học, nhà trường không hoàn lại lệ phí ghi danh. Học sinh không trúng tuyển nhà trường sẽ hoàn lại lệ phí ghi danh từ ngày 18/7/2018 đến hết ngày 20/7/2018. Quá thời hạn trên nhà trường không giải quyết việc hoàn lại lệ phí ghi danh.
Phí ghi danh và việc không hoàn lại các khoản phí đã đóng là một cách để các trường ngoài công lập giữ chân thí sinh. Tại Trường THPT Lương Thế Vinh công bố điểm trúng tuyển và thu hồ sơ của các học sinh từ ngày 26/6, phụ huynh nộp hồ sơ vào đây sẽ phải nộp các khoản gồm: Học phí (2 triệu đồng/tháng), xây dựng trường (2 triệu đồng/năm), đồng phục (1,5 triệu đồng), lệ phí tuyển sinh (300.000 đồng), tiền vở (270.000 đồng), tổng cộng là 6.070.000 đồng. Nếu sau khi biết điểm chuẩn công lập, học sinh rút hồ sơ thì sẽ không được trả lại tiền mà khoản đó sẽ nộp về quỹ khuyến học của trường.
Phụ huynh bức xúc
Chúng tôi hiểu rằng, dù công hay tư thì vẫn chịu sự quản lý chung của ngành Giáo dục- Đào tạo. Bởi thế, khi một vấn đề nảy sinh liên quan đến công tác tuyển sinh, Sở G ĐT với chức năng quản lý Nhà nước của mình phải kịp thời có những hành động quyết liệt chứ không phải chỉ là những công văn nhắc nhở. Công hay tư đều phải tuân thủ pháp luật và quy định chung. |
Trao đổi với PV, một phụ huynh đến rút hồ sơ ở Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu cho biết: “Trước khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn, gia đình tôi đã tới trường để ghi danh cho con với mức lệ phí là 2 triệu đồng. Cháu thi được 47,5 điểm và được cộng thêm 1 khi ghi danh, tổng cộng là 48,5 điểm. Nhà trường thông báo ngày 1/7 tới trường để nộp hồ sơ nhập học.
Nhưng đến sáng ngày 1/7, mang hồ sơ cùng tiền học phí tới trường thì mức điểm chuẩn đã tăng vọt lên 50,5 điểm. Đồng ý là trường ngoài công lập được tự chủ, nhưng không phải muốn làm gì thì làm. Cách công bố điểm của trường khiến phụ huynh chúng tôi bị động, quay cuồng tìm trường khác cho con. Trong khi đó, phải đến nhiều lần, trường mới hứa hẹn sẽ trả lại phí ghi danh”.
Một phụ huynh khác cho biết thêm: “Mức phí ghi danh nhà trường đưa ra thực chất là để mua 1 điểm. Sáng 30/6, xem điểm chuẩn của trường, gia đình tôi chắc chắn là cháu đã đỗ nên định đến ngày 1/7 sẽ tới trường nộp hồ sơ nhập học như đã được thông báo. Nhưng không ngờ đến chiều, điểm chuẩn của trường lại tiếp tục tăng”.
Theo vị phụ huynh này, mất 2 triệu không tiếc, nhưng cách làm của nhà trường là không thể chấp nhận được bởi đã đẩy nhiều học sinh từ đỗ thành trượt. Bên cạnh đó, khiến nhiều phụ huynh phải quay như chong chóng để tính phương án chọn trường khác cho con.
Một phụ huynh có con đăng ký vào Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh cũng ngao ngán chia sẻ, chị phải xếp hàng từ 6 giờ sáng để xin rút hồ sơ cho con nhưng số thứ tự cũng đã hơn 100.
“Sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn, con tôi đỗ Trường THPT Chu Văn An. Vì muốn cho con học trường công lập nên gia đình quyết định sẽ rút hồ sơ và chấp nhận mất khoản lệ phí khi nộp hồ sơ là hơn 6 triệu đồng. Tuy nhiên tôi cho rằng nếu đã đưa vào quỹ khuyến học, thì nên để phụ huynh tự quyết định xem đóng góp cả hay phần nào đó thay vì cách cưỡng ép như hiện nay. Số tiền này với những gia đình khá giả thì không đáng bao nhiêu, nhưng với nhiều người thì nó là không nhỏ” – Vị phụ huynh này cho biết.
Bên cạnh đó, việc rút hồ sơ của Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh cũng khiến không ít phụ huynh rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở khi đúng lúc cần rút hồ sơ, cán bộ của trường lại đi… nghỉ mát chưa về. Một phụ huynh cho biết, đây đã là lần thứ 3 anh đến trường để xin rút hồ sơ cho con. Trước đó, ngày 1/7, dù đã đến trường nhưng anh phải ra về vì nhà trường thông báo cán bộ đi nghỉ mát.
Sở GD & ĐT yêu cầu không gây khó khăn cho phụ huynh học sinh
Trước sự việc một số phụ huynh phản ánh Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh gây khó dễ khi rút hồ sơ, ngày 3/7, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu nhà trường báo cáo Sở về công tác tuyển sinh đầu cấp.
Cụ thể, công văn của Sở GD&ĐT do Phó Giám đốc Phạm Văn Đại kí ngày 3/7, gửi Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh nêu rõ, từ ngày 30/6 đến ngày 2/7, Sở nhận được nhiều thông tin phản ánh từ báo chí về việc tuyển sinh năm học 2018 – 2019 của Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh. Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu trường THCS và THPT Lương Thế Vinh báo cáo bằng văn bản về công tác tuyển sinh năm học 2018 – 2019 gửi về Sở GD&ĐT trong ngày 3/7.
Đồng thời, yêu cầu nhà trường rà soát rút kinh nghiệm nghiêm túc về việc tổ chức tuyển sinh năm học 2018 – 2019, điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp trong cách thức tuyển sinh, đảm bảo tính nhân văn trong giáo dục, không gây khó khăn cho phụ huynh học sinh, tránh tạo dư luận xấu trong xã hội.
Trước đó, ngày 2/7 Sở GD&ĐT Hà Nội cũng có công văn do Phó giám đốc Sở Phạm Văn Đại ký yêu cầu Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu rút kinh nghiệm nghiêm túc về việc tổ chức tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh, tránh gây căng thẳng, tạo bức xúc trong dư luận xã hội. Sở cũng đề nghị trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có nguyện vọng rút hồ sơ, hoàn trả toàn bộ lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ.
P.Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước
Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48