Không gian phố đi bộ quận Tây Hồ: Cần tạo thêm điểm nhấn hấp dẫn
Kéo dài thời gian hoạt động của phố đi bộ hồ Gươm dịp nghỉ lễ | |
Những bạn trẻ "hồi sinh" trò chơi truyền thống ở phố đi bộ hồ Gươm | |
Hà Nội chưa cho phép mở rộng tuyến phố đi bộ |
Thiếu điểm nhấn
Tháng 5/2018, giai đoạn 1 đề án “Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ” chính thức được thực hiện. Theo đó, không gian này gồm phố Trịnh Công Sơn, khu Đầm Sen gần Công viên nước Hồ Tây, một phần ngõ 431 Âu Cơ và 612 Lạc Long Quân, đường Rặng Nhãn từ Công viên Vầng Trăng đến cổng Tòa án nhân dân quận Tây Hồ… và điểm nhấn là phố Trịnh Công Sơn. Sau hơn một năm thực hiện, đề án đã đạt được những thành công bước đầu, để lại dấu ấn trong lòng du khách.
Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ |
Các chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tại sân khấu chính diễn ra thường xuyên, chất lượng tốt. Đã có rất nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật mang tính cộng đồng lớn do các đơn vị của thành phố và quận chủ trì diễn ra tại đây. Cảnh quan môi trường xung quanh tuyến phố, công trình văn hóa được chỉnh trang, nâng cấp, thực sự tạo ra một sản phẩm du lịch mới của Thủ đô, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí lành mạnh của người dân.
Chị Đặng Thị Hà ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, tọa lạc ở vị trí khá đắc địa, vì thế nếu so sánh với phố đi bộ Hoàn Kiếm thì phố đi bộ Trịnh Công Sơn chưa thực sự thu hút du khách. Thế nhưng, kể từ khi khai trương tuyến đến nay, phố đi bộ đã được quy hoạch gọn gàng hơn.
"Do du khách không đông như trên phố, nhưng đó lại giúp mọi người yên tĩnh hơn để thưởng thức, chiêm nghiệm về hình ảnh xưa cũ. Quan trọng hơn cả, tuyến phố được hình thành giúp người dân có thêm một điểm vui chơi mới vào dịp cuối tuần, đặc biệt là các em nhỏ được trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống mà không phải đi quá xa", chị Hà tâm sự.
Đồng quan điểm với chị Hà, chị Thu Hằng, một người dân đến thăm phố đi bộ Trịnh Công Sơn vào tối cuối tuần bày tỏ: “Tôi thích không khí, thích cảm giác tĩnh lặng ở đây. Đặc biệt, tôi ấn tượng với cách thiết kế cũng như trang trí của khu phố đi bộ này. Theo tôi thấy thì con phố khá đẹp và gần gũi với làng quê Việt Nam. Mọi trò chơi cho con trẻ hay những hoạt động cho người lớn ở đây đều có cả”.
Mặc dù gây được ấn tượng với nhiều người, nhưng trong năm qua, không gian đi bộ mới của Thủ đô mới chỉ thu hút được khoảng 40.000 lượt người/ tháng, một con số chưa tương đương với kỳ vọng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn dến tình trạng này, đơn cử như việc dự án mở rộng đường vào theo hướng Lạc Long Quân diễn ra trong thời gian dài, điều kiện đi lại của người dân không được thuận tiện nên khó thu hút người dân. Bên cạnh đó, việc rút ngắn thời gian triển khai từ tối thứ Bảy đến 23 giờ 00 ngày Chủ nhật, thay vì từ tối thứ Sáu đến 23 giờ00 Chủ nhật như trước.
Theo Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến, lý do khiến phố đi bộ Trịnh Công Sơn chưa hút khách vì chưa có nhiều điểm nhấn tham quan, vui chơi. Bên cạnh đó, tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn mới có hẳn một khu vực ẩm thực đường phố nhưng các hệ thống các cửa hàng ăn uống còn đơn điệu, chưa đặc sắc, chất lượng chưa cao nên không thu hút được du khách. Đặc biệt, các chương trình ca nhạc là điểm nhấn của cả tuyến phố mặc dù đã tạo được sự thú vị nhưng biểu diễn quá gần nhau nên đã không tạo được sức hút.
Để thực sự là điểm đến
Có một thực tế, đó là quận Tây Hồ những năm qua vào các buổi tối rất vắng, nhất là khu vực Trịnh Công Sơn, nơi chỉ có một bên khu dân cư. Theo phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến, đây chính là cái khó của quận, lấy ví dụ như khi tổ chức tuần hàng Việt thì rất dễ vì nó diễn ra cả tuần nhưng ở đây làm sao để đánh thức mọi người đến vào mỗi dịp cuối tuần thực sự không phải là đơn giản.
Từ thực tế này, quận đã nhìn ra được những ưu điểm và hạn chế của mô hình. Các phương án để tạo thêm điểm nhấn, thu hút du khách đã được UBND quận tính toán kỹ để điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể, quận sẽ điều chỉnh mở rộng không gian tuyến phố đi bộ, đưa các điểm hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực ra các khu vực có không gian thoáng, rộng hơn. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật sẽ được tổ chức nhiều hơn theo hình thức xã hội hóa. Bênh cạnh đó, cảnh quan tuyến phố cũng sẽ được chỉnh trang hơn nữa.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để thu hút khách du khách đến với không gian đi bộ Trịnh Công Sơn không phải là quá khó nhưng cần có định hướng rõ ràng. Việc thu hút 10.000 du khách và 100.000 du khách là hoàn toàn khác nhau.
Khu vực Tây Hồ có rất nhiều địa điểm thu hút đông đảo người dân như khu vực đôi rồng hồ Tây, đường Thanh Niên, khu vực Đầm Sen… nhưng đây đều là những khu vực có mật độ nhỏ, tự phát. Do đó, để tạo nên một không gian chuyên nghiệp lâu dài, quận Tây Hồ cần nghiên cứu xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích các đơn vị cùng phối hợp thực hiện với một chiến lược lâu dài, với bản sắc riêng.
Nhiều người cho biết, họ kỳ vọng con phố mang tính nghệ thuật hơn khi ghé thăm. Vì mang tên cố nhạc sĩ họ Trịnh nên càng mong muốn sẽ thấy nhiều dấu ấn hơn của ông tại nơi này tuy nhiên việc làm này lại không được đều đặn. Đơn cử như tại không gian sân khấu chính, nơi dự kiến là điểm trình diễn nghệ thuật, nhưng chỉ hoạt động ít ỏi về tối, còn ban ngày thì để trống.
Ngay cả khi có chương trình biểu diễn, sân khấu chính cũng chỉ duy trì được những loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, xẩm, dân ca và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn… Còn tại những gian hàng hoài niệm phố nơi trưng bày các sản phẩm làng nghề để thu hút khách du lịch và bán hàng lưu niệm, nhưng cũng không khác gì các sản phẩm tại nhiều nơi khách ở Hà Nội. Ngoài ra, việc những điểm dừng chân “check-in”, thiếu các bóng cây trong, mùa hè nắng nóng cũng là những vướng mắc khiến du khách chưa thực sự mặn mà với nơi đây.
Rõ ràng, "Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ" đã phần nào đáp ứng được kỳ vọng của người dân trong khu vực, nhưng với du khách họ mới ghé thăm bởi sự tò mò. Để đáp ứng được kỳ vọng là điểm đến yêu thích rất cần sự điều chỉnh, làm mới và không ngừng tổng kết kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt yêu cầu và nhu cầu của người dân.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46