Không gian chung tại các tòa chung cư đang dần biến mất
Hà Nội: Đua nhau “xẻ thịt” không gian chung |
Không gian chung bị đánh cắp
Giai đoạn 1955 – 1985, dù kinh tế còn nhiều khó khăn tuy nhiên khi xây dựng các khu tập thể, các KTS đều cố gắng bố trí 50 - 60% diện tích cho cây xanh và sân chơi, sân chung, lối đi trong khu dân cư. Trong các công trình này, những khoảng sân, hành lang đủ dài, rộng và thông thoáng cho người dân sinh hoạt, vui chơi.
Ngày nay, theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam về qui hoạch xây dựng đề cập cụ thể diện tích thửa đất, chiều cao xây dựng công trình, mật độ xây dựng, khoảng lùi trong xây dựng, độ vươn của ban công, vật kiến trúc, không gian ranh giới nêu rõ: Nếu diện tích lô đất từ 50m2 trở xuống thì mật độ xây dựng là 100%, tức được xây dựng hết diện tích lô đất. Lô đất có diện tích 75m2 thì xây 90%, trường hợp lô đất là 100m2 thì xây dựng 80%.
Mật độ dầy đặc các tòa nhà chung cư tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính. |
Tương tự với lô đất 200m2 mật độ xây dựng là 70%, 300m2 xây dựng 60%, 500m2 được xây dựng 50% và từ 1.000m2 trở lên chỉ được xây dựng 40%. Chẳng hạn lô đất 100m2 được xây dựng 80m2 nhưng nếu lô đất 1.000m2 thì chủ nhà chỉ được xây dựng 400m2. Như vậy theo qui chuẩn trên diện tích lô đất càng lớn mật độ xây dựng càng ít lại để chừa chỗ cho không gian chung.
Quy định là như vậy, nhưng nếu như tại một số khu tập thể cũ trên địa bàn Hà Nội như Thanh Xuân Bắc, Thành Công, Trung Tự, Kim Liên... không gian chung hoặc bị sử dụng sai mục đích, hoặc đã quá cũ hay hỏng hóc thì tại những khu đô thị mới không gian chung thậm chí bị “cắt” bỏ. Thực tế khi bán nhà, chủ đầu tư luôn quảng cáo khá rầm rộ về các tiện ích đi kèm như khu sân vườn, nơi vui chơi công cộng rộng rãi dành cho trẻ em.
Tuy vậy thực tế phần lớn diện tích này đang dần bị thu hẹp, thành nơi trông giữ xe ô tô, xe máy. Chẳng hạn như một khu đô thị mới ở Linh Đàm, với một hệ thống trên 10 toà nhà 40 tầng san sát, nhưng tuyệt nhiên không có một khu vui chơi nào cho trẻ nhỏ. Chị Phạm Bảo Thoa – một người sống tại đây cho biết, sân chơi chung vốn là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi vui chơi cho trẻ em, tuy nhiên do mật độ xây dựng lớn, dân cư nhiều mà khu vui chơi cho trẻ không có nên phải đi rất xa mới có khu vui chơi cho trẻ.
Có kiên quyết xử lý hay không?
Câu chuyện về không gian chung cũng được ví như chiến dịch ra quân lập lại trật tự đô thị vừa qua, vấn đề là có kiên quyết xử lý hay không? Theo TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội cho rằng, chúng ta đã có đủ cơ chế, chính sách như xử phạt hành chính, phá dỡ nếu không phù hợp quy hoạch, thu hồi dự án, thậm chí đưa cả yếu tố hình sự khi chủ đầu tư vi phạm. Ngoài ra, cũng theo TS Đào Ngọc Nghiêm thì trong quy hoạch đã rõ ràng về cấu trúc của khu chức năng, trong đó có vườn hoa sân chơi, nhưng duyệt quy hoạch lại có quá nhiều cấp thẩm định, vấn đề quản lý thực hiện quy hoạch cũng quá nhiều đơn vị cùng vào cuộc, thậm chí mỗi sở lại có yêu cầu riêng của mình nữa nên gây ra nhiều phiền hà.
Thực tế, nhiều chuyên gia cũng nhất trí rằng cái khó là khi đô thị hình thành, chúng ta mới chỉ chú trọng xem xét nghiệm thu riêng từng tòa nhà, từng căn hộ chứa chưa nghiệm thu cả khu đô thị (những cái sau này mới được chủ đầu tư dần đồng bộ), đó là chưa kể khâu thẩm định, nghiệm thu dự án lại qua loa. Chúng ta chỉ nghiệm thu căn hộ, không nghiệm thu cả khu đô thị, cả tòa chung cư. Do đó dù quy định có, luật cũng bắt buộc các khu đô thị mới hay chung cư cao tầng có công viên, cây xanh, khuôn viên vui chơi giải trí cho người dân nhưng thực tế, tình trạng “xén” diện tích vui chơi công cộng vẫn phổ biến. Vì vậy, dù thành phố rất quyết tâm xây dựng không gian chung cho người dân nhưng đến nay kết quả vẫn khiêm tốn.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?
Thị trường 02/11/2024 14:15
CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản
Thị trường 26/10/2024 06:26
Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?
Thị trường 17/10/2024 16:41
Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay
Thị trường 16/10/2024 06:53
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao
Thị trường 15/10/2024 06:14
Chi tiết 5 dự án nhà ở tại Hà Nội được bán cho người nước ngoài
Thị trường 13/10/2024 19:01
19.000 căn hộ chung cư được đưa ra thị trường trong 9 tháng
Thị trường 10/10/2024 09:33
Xuất hiện nhóm người “thổi giá” gây nhiễu loạn các phiên đấu giá đất tại Thanh Oai, Hoài Đức
Thị trường 03/10/2024 17:31
Đề xuất giao dịch bất động sản từ 400 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản
Bất động sản 28/09/2024 18:10
55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc
Thị trường 16/09/2024 22:38