Hà Nội: Đua nhau “xẻ thịt” không gian chung
Sân tập thể bị chiếm dụng làm bãi trông xe | |
“Bắt bệnh” lấn chiếm vỉa hè, lòng đường: Đâu là giải pháp khả thi? | |
Báo động tình trạng lấn chiếm trước cổng chùa phố cổ |
Sự kiện người dân đổ xô đến Công viên nước Hồ Tây trong ngày miễn phí, hàng trăm người trèo qua tường rào vào bên trong công viên gây náo loạn, hình ảnh của các ông bố trẻ bế con luồn qua hàng rào bảo vệ mà không hề sợ nguy hiểm để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Bên cạnh đó, cảnh những đứa trẻ xếp hàng dài chờ đến lượt chơi trên một chiếc xích đu hay leo lên chiếc dây trượt Ripley ở Công viên Nghĩa Đô cũng khiến nhiều người chạnh lòng. Một chiếc xích đu dù chỉ là một món đồ chơi phổ biến ở khắp mọi không gian công cộng nhưng với nhiều đứa trẻ Hà Nội, nó đã trở thành món đồ chơi quý hiếm đến mức mỗi đứa chỉ được chơi một lần, trong khoảng vài chục giây đến vài phút, sau đó lại phải xếp hàng chờ đến lượt nếu muốn chơi tiếp.
Hầu hết các khoảng không gian chung đều được tận dụng để làm nơi buôn bán, họp chợ, trông xe… |
Khảo sát một vòng qua các khu tập thể Bách Khoa, Giảng Võ, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Tân Mai… chỗ nào, sân chơi chung cũng bị sử dụng vào mục đích riêng. Nhẹ thì bị bao vây bởi xe cộ, lấn chiếm kinh doanh…, thê thảm hơn thì là nơi họp chợ, thu mua phế liệu, bãi trông xe. Lẽ ra, dân cư ở tập trung với mật độ dày, khoảng không gian công cộng là điều kiện thiết yếu để trẻ em vui chơi sau giờ học nhưng những khoảng không này lại trở nên quá hiếm hoi. Sân chung tại các khu tập thể từ lâu đã trở thành đất “vàng” để nhiều hộ dân tầng một chiếm dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán. Anh Bùi Thúc Đồng, một người sinh ra và lớn lên tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ cho biết, trước đây, sân khu tập thể rộng, lũ trẻ con chơi đùa, chạy nhảy thoải mái. Những khoảng không gian trống giữa các khu nhà, gầm cầu thang, hành lang hay bể nước công cộng… cũng là nơi vui đùa lý tưởng. Còn bây giờ, con trai anh chỉ cuối tuần mới được bố mẹ cho đi chơi công viên, còn lại hàng ngày, sau khi đi học về, trò giải trí là xem tivi, chơi trong nhà. “Dù có nhiều khó khăn nhưng hồi đó chúng tôi có cả một tuổi thơ đầy ắp tiếng cười, còn bây giờ muốn cho cháu xuống sân chơi cũng chẳng còn chỗ, người ta tận dụng trông giữ xe, bày bán hàng quán la liệt”, anh Đồng nhấn mạnh.
Sân chung của khu tập thể Bách Khoa cũng trong tình trạng tương tự. Không chỉ lấn chiếm vỉa hè, ngay cả khoảng sân bé cỏn con cũng bị chiếm làm nơi bán hàng ăn, giải khát, quán bia… Cứ mỗi chiều, khách nườm nượp kéo đến ngồi tràn hết một phần sân, lối đi. Còn người già, con trẻ sống trên các tầng của khu tập thể lại mong ngóng, ao ước một khoảng không gian sân chơi rộng rãi. Bà Dung (70 tuổi), ở khu tập thể Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng cho biết, trước đây, khoảng không gian giữa hai tòa nhà rất rộng. Buổi sáng, mọi người vẫn thường ra đó tập thể dục dưỡng sinh, buổi chiều tối trẻ con đá bóng, đạp xe, các cụ ông chơi cờ. Không gian này cũng là nơi để các cư dân giao lưu, chia sẻ những câu chuyện vui buồn. Nhưng vài năm trở lại đây, khoảng không gian này được biến thành các bãi trông giữ xe. Đấu tranh mãi, cuối cùng họ mới đồng ý sắp xếp dãn ra một khoảnh cho các cụ tập thể dục, nhưng sau đó là xe máy ô tô lại đỗ kín.
Nhu cầu có sân chơi tại nơi sinh sống của người dân luôn có, nhưng họ cũng không có biện pháp nào khả dĩ hơn việc phản ánh lên UBND phường, nhưng hoặc không quyết liệt, hoặc cứ dẹp hôm nay, ngày mai các quán cóc lại tiếp tục hoạt động. Trao đổi với phóng viên LĐTĐ, hầu hết lãnh đạo các phường có sân chơi bị chiếm dụng, xuống cấp đều thừa nhận một thực tế khó khăn trong quản lí là lực lượng mỏng, trong khi ý thức của nhiều hộ dân lại kém. Công an phường cùng dân phòng đã tiến hành yêu cầu các hộ kinh doanh kí cam kết không lấn chiếm thế nhưng tình trạng tái phạm vẫn diễn ra khi lực lượng chức năng rút.
Mùa hè đang đến gần, trong khi không gian công cộng ở các khu tập thể bị lấn chiếm gần hết, công viên mới quá tải hoặc có chi phí quá cao, công viên cũ thì nhiều hạng mục đã rỉ sét, đắp chiếu… Hà Nội đang quá thiếu các sân chơi, những sân chơi mà ở đó người già, thanh thiếu niên và trẻ em đều có thể đến chơi hàng ngày. Hiện, có đến 99% trẻ em không có sân chơi, tuổi thơ của con trẻ bị “nhốt” trong 4 bức tường của căn hộ chật chội. Sự bức bối về đời sống tinh thần của người dân Thủ đô bao nhiêu năm qua vẫn chưa được giải quyết.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46