Không bỏ sót người về hưu nếu phát hiện sai phạm
![]() | Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Cử tri và nhân dân kiến nghị 6 vấn đề lớn |
![]() | Ứng trực, đảm bảo điện phục vụ kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV |
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, dù có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về tố cáo, giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu.
![]() |
Nhưng Chính phủ đề xuất không quy định về vấn đề này tại dự thảo Luật, vì Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chưa có quy định về việc xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu, nhưng có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái lưu ý, sẽ không quy định nội dung này trong cả Điều 1 về phạm vi điều chỉnh và Điều 12 về nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Tuy nhiên, trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Khắc Định cho rằng, khi thấy có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, người tố cáo báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật tiếp diễn, khắc phục các hậu quả của hành vi vi phạm và cuối cùng mới là xử lý đối với người vi phạm (người bị tố cáo).
Vì vậy, khi tiếp nhận tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi nhiệm vụ, công vụ bất kể người có hành vi vi phạm còn đang đương chức hay đã nghỉ hưu, chuyển công tác khác thì cơ quan có thẩm quyền đều có trách nhiệm xem xét, thụ lý và giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo và pháp luật có liên quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Khắc Định cũng chỉ rõ, tuy không cần ghi ngay tại Điều 1, nhưng việc quy định rõ trong Luật này về thẩm quyền xem xét, giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay không còn là cán bộ, công chức, viên chức như đã thể hiện tại Khoản 4 Điều 12 của dự thảo Luật là phù hợp.
Đây là bổ sung rất quan trọng và kịp thời, tạo cơ sở pháp lý để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu, hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức, nhưng có hành vi vi phạm pháp luật khi còn đương chức; góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Thảo luận tại tổ về nội dung này, đa số ý kiến đại biểu cho rằng, nếu bỏ lọt những người về hưu mà xảy ra những vi phạp pháp luật khi đương chức là chưa công bằng. Do đó, cần phải đưa nội dung này vào luật.
H.Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của người lao động UDIC

Bảo đảm công bằng, minh bạch trong tuyển sinh đại học

119 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quận Long Biên được công nhận đạt chuẩn văn hóa

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn cuộc gọi lừa đảo từ nước ngoài

Sôi nổi các phong trào văn hóa, văn nghệ trong người lao động

Truy nã Nguyễn Công Minh - Chủ tịch Công ty cây xanh Công Minh

Chính phủ đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ giữ nguyên giá để chờ đàm phán về thuế
Tin khác

Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự
Sự kiện 04/04/2025 18:32

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển
Sự kiện 03/04/2025 20:20

Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Sự kiện 03/04/2025 20:14

Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025
Sự kiện 03/04/2025 20:11

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia
Sự kiện 03/04/2025 15:57

Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế
Sự kiện 03/04/2025 10:43

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách
Sự kiện 01/04/2025 07:13

Hành trình khẳng định thương hiệu
Sự kiện 01/04/2025 06:25

32 năm chuyện của chúng tôi
Sự kiện 31/03/2025 22:05

Niềm vui mỗi lần nhận giải
Sự kiện 31/03/2025 19:54