Khơi dậy đam mê nghiên cứu văn học Nhật Bản
Cuốn sách mà mọi người cha yêu con cần có | |
Khai mạc “Những Ngày Văn học Châu Âu” 2017 tại Việt Nam | |
Trao giải Cuộc thi luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản |
Nhằm mục đích tạo ra cơ hội để nhiều người quan tâm đến văn học Nhật Bản, lĩnh vực nghiên cứu văn học Nhật Bản được phát triển mạnh mẽ hơn, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản cùng Quỹ Tưởng nhớ Inoue Yasushi đã tiếp tục tổ chức cuộc thi luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản - giải thưởng Inoue lần thứ hai.
Ban giám khảo sau một thời gian làm việc nghiêm túc đã lựa chọn 03 bài luận văn nghiên cứu xuất sắc. Trong đó, giải nhất: Nguyễn Nam (Giảng viên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh) với đề tài “Luân lý không biên giới: Phiên dịch và Trùng tác Chigaku Rinrisho ở Đông Á đầu thế kỷ XX”; Giải nhì: Phan Thu Vân (Giảng viên, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh) với đề tài “Lịch sử con người trong một số tác phẩm đề tài lịch sử Trung Hoa - Tây vực của Inoue Yasushi”; Giải ba: Nguyễn Hữu Tấn (Nhà Nghiên cứu tự do) với đề tài “Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu dưới lăng kính phân tâm học”.
Hai nhà nghiên cứu Phan Thu Vân (giải nhì) cùng Nguyễn Hữu Tấn (giải ba) tại lễ trao giải. |
Năm nay chỉ có 12 luận văn (năm 2016 là 31 luận văn) tham dự cuộc thi bởi thể lệ cuộc thi thay đổi khi chỉ nhận luận văn được viết hoặc được công bố trong năm 2016 thay vì trong thời gian 5 năm gần nhất như ở lần đầu tổ chức. Tuy số lượng ít đi nhưng theo đánh giá của Ban giám khảo, tất cả công trình nghiên cứu đều có chất lượng cao và khá đều tay.
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, Trưởng phòng nghiên cứu Văn học so sánh (Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội nhận định: “Đề tài của các công trình tham gia cuộc thi rất phong phú, từ lịch sử, văn hóa, mỹ học… Cách tiếp cận nghiên cứu cũng rất đa dạng, từ phê bình văn học đến lý luận văn học, lịch sử văn học. Nhiều thủ pháp nghiên cứu được áp dụng một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả như: Phân tích, so sánh đối chiếu, nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu mô hình, dịch thuật…”.
Cũng theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, các công trình đoạt giải đều đề cập đến những vấn đề nghiên cứu mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, đóng góp vào việc nâng cao hiểu biết về văn học Nhật Bản ở Việt Nam, từ trước tới nay chưa được quan tâm nghiên cứu. Các tác giả được giải nắm vững vấn đề nghiên cứu của mình và đưa ra những cách tiếp cận mới mẻ, đa dạng khiến công trình đạt chất lượng nghiên cứu cao. Thành công của cuộc thi phụ thuộc vào chất lượng tác phẩm và để có những luận văn có giá trị học thuật, các tác giả đã phải mất nhiều thời gian, tâm huyết, vượt qua nhiều khó khăn đời sống thường nhật.
Quỹ Tưởng nhớ Inoue Yasushi (Inoue Yasushi Memorial Foundation) được thành lập vào năm 1992 để tưởng nhớ đến các tác phẩm và theo nguyện vọng của tiểu thuyết gia quá cố người Nhật Bản là Inoue Yasushi. Các hoạt động chính của tổ chức này bao gồm: trao giải thưởng Inoue Yasushi cho cá nhân hoặc tổ chức có đóng góp cho sự phát triển và quảng bá văn hóa Nhật Bản, thực hiện công tác thu thập tài liệu và nghiên cứu chuyên sâu về văn học Nhật Bản và tổ chức các hội thảo giảng dạy về văn học cận đại Nhật Bản. |
Nhà nghiên cứu Phan Thu Vân – người đạt giải nhì tâm sự: “Cuộc thi thực sự đáng nhớ với cá nhân tôi bởi thời điểm hoàn thành luận văn tôi rất bận rộn, mệt mỏi khi mang thai đứa con đầu lòng. Nhưng nhờ nỗ lực của cá nhân và sự động viên của gia đình, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành luận văn đạt chất lượng tốt như mong muốn”.
Còn nhà nghiên cứu tự do Nguyễn Hữu Tấn thì cho rằng, tham gia cuộc thi để thầm lặng giữ nghề, để rèn tư duy khoa học của mình. “Khi còn trên giảng đường đại học, tôi may mắn được học môn văn học Nhật Bản do một cô giáo rất hâm mộ văn hóa – văn học giảng dạy. Mỗi tiết dạy của cô đều tâm huyết và giàu tính nhân văn. Khi mua được tác phẩm “Thất lạc trong cõi người” từ một hiệu sách cũ trước Tòa Giám mục Huế, tôi đã nghĩ ngay phải viết về tác phẩm này. Với một nhà nghiên cứu tự do, không mưu sinh bằng công việc nghiên cứu văn học, được nhận giải thưởng từ cuộc thi thực sự là niềm khích lệ, giúp tôi giữ được niềm đam mê của mình” – nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Tấn nói.
Theo Ban tổ chức, cuộc thi sẽ được duy trì hằng năm và những tác phẩm đoạt giải từ hai lần tổ chức sẽ được biên tập, in thành sách để phổ biến rộng rãi tới những độc giả có nhu cầu tìm hiểu, quảng bá về nghiên cứu văn học Nhật Bản tại Việt Nam.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40