Khóa van tín dụng, một mục tiêu trúng hai đích
Tiền đầu tư hạ tầng giao thông quá lớn: Từ sự đội vốn |
Từ kiểm soát B.O.T
Trong một lần trò chuyện, trưởng phòng của một công ty xây dựng cho biết đang chuẩn bị khánh thành đoạn đường nhánh từ Hòa Lạc đi Hòa Bình, đây là dự án theo hình thức BOT. Khi PV hỏi, tại sao chức năng chính của doanh nghiệp là chuyên thầu, xây dựng các công trình nhà ở và thi công đường nay chuyển sang chủ đầu tư? Vị trưởng phòng trả lời, công ty vay tiền ngân hàng để làm đường đâu phải chuyện đùa, chúng tôi tính toán rất kỹ bao nhiêu lượng xe lưu thông trên đường mới quyết định đầu tư để thu phí. “Chỉ cần 5 năm sẽ thu hồi vốn sau đó có lãi ròng”, vị này tự tin. Được biết, đây không phải là đơn vị duy nhất tiến hành đầu tư vào lĩnh vực giao thông theo hình thức BOT, bà đỡ là các ngân hàng thương mại, mà đang là trào lưu của nhiều DN hiện nay.
Xây dựng hạ tầng giao thông quá lớn |
Dù chưa có thống kê chính thức, song theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, lượng tiền từ ngân hàng cho các DN vay để làm đường hiện rất lớn, và nếu không có những biện pháp điều chỉnh thì toàn hệ thống ngân hàng sẽ lặp lại câu chuyện đổ vốn vào thị trường bất động sản gây ra nợ xấu triền miên. Chính vì thế, ngày 15/7 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ thị nêu rõ: “Nguồn vốn ngân hàng góp phần đảm bảo tiến độ, khối lượng đầu tư xây dựng các công trình giao thông, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông còn một số bất cập, chưa đánh giá đầy đủ những rủi ro có liên quan. Vì vậy, khi tiến hành cho vay phải hết sức cẩn trọng”.
Đến nâng cao tư vấn
Theo các chuyên gia, việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị trên không đơn thuần hạn chế, kiểm soát các tổ chức tín dụng trong nước cho vay lượng tiền lớn để các DN tiến hành làm đường, mà sâu xa hơn còn hạn chế các DN đi vay thương mại nước ngoài, kết cục: Nợ nước ngoài của đất nước ngày thêm nhiều. Do đó, đây cũng chính là chỉ thị nhằm khóa van lượng tiền chảy vào làm đường quá lớn gây rủi ro cho nền kinh tế.
Việc đầu tư vào ngành giao thông quá nhiều, đội vốn các dự án quá lớn gây nên nợ công quốc gia ngày một tăng. Để hạn chế việc này, bên cạnh chỉ thị của NHNN, theo lãnh đạo TP Hà Nội, chúng ta cần nâng cao khâu tư vấn dự án. Theo ghi nhận của phóng viên, đa số các dự án giao thông đều thuê tư vấn nước ngoài, từ tư vấn tiền dự án đến tư vấn giám sát, do năng lực tư vấn trong nước chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, cái hở của các cơ quan quản lý trong nước, đó là, quá tin khâu tư vấn đi thuê mà không có sự kiểm soát tư vấn về mặt khoa học dẫn đến nhiều dự án tiền khả thi không chuẩn, dự án nào cũng bị đội vốn. Không ít chuyên gia cho rằng, không phải tư vấn nước ngoài thiếu năng lực mà họ thừa độ quái để bắt chúng ta sau dự án phải làm gì.
Ví dụ, khi tiến hành tư vấn tiền khả thi, khả thi dự án chỉ vào khoảng 300 triệu USD (vốn vay 250 triệu USD, vốn đối ứng trong nước 50 triệu), các cơ quan đồng ý tiến hành thi công. Nhưng khi tiến hành triển khai dự án, các nhà đầu tư mới lo vì tiền không đủ, phải xin tăng thêm vốn, nếu không dự án sẽ bị dừng. Dự án đã triển khai, đâm lao phải theo lao, ván đóng thuyền không thể làm gì khác, chúng ta đành chấp nhận cho tăng vốn. Và khi đó, chẳng ai kiểm tra được trách nhiệm các công ty tư vấn thế nào, liệu họ có đi đêm với chủ đầu tư, thậm chí nhà tài trợ để đưa mình vào thế đã rồi?
Để gánh nặng nợ công không gia tăng một cách nhanh chóng; các dự án giao thông không quá đội vốn dẫn đến đồng hồ nợ công ngày một quay nhanh, điều quan trọng bên cạnh sự chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng Nhà nước khóa van tín dụng đối với cho vay làm đường, đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước phải “kiểm soát” được các bên tư vấn. Cương quyết không thể xảy ra những đường hợp thông đồng (nếu có) làm phát sinh tài chính cho dự án. Có kiểm soát được khâu đặc biệt quan trọng này, cùng với chỉ đạo của NHNN, các dự án giao thông mới không bị đối vốn, đồng nghĩa với việc không phải đi vay thêm, nợ công cũng được kiểm soát.
Lê Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48