Khó vẫn phải làm
Hà Nội "tái khởi động" xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường | |
Vỉa hè ở một số tuyến phố bị "tái chiếm" |
Vì quyền lợi người tiêu dùng
Với mong muốn người dân được sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ; đồng thời xóa bỏ tình trạng bán hàng rong vỉa hè, lòng đường, mới đây UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định 5848/QĐ ngày 23/88, phê duyệt Đề án "Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP. Hà Nội" (Đề án – pv). Theo đó, một trong những mục tiêu Hà Nội hướng đến là quản lý hệ thống cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố và khu dân cư thuộc các quận nội thành theo hướng văn minh, hiện đại; phấn đấu 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP, đảm bảo sức khỏe và các điều kiện theo quy định.
Dẹp bỏ tình trạng buôn bán trái cây ở lòng đường, vỉa hè khó cũng phải làm. ảnh Đ.Đ |
Mục tiêu được đặt ra trong năm 2017 sẽ đạt 60%, hết năm 2018 đạt 100% cửa hàng bán trái cây tại quận nội thành có đăng ký kinh doanh; có biển hiệu nhận diện và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản trái cây đảm bảo chất lượng... đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm, không chấp hành quy định trong hoạt động kinh doanh trái cây và xóa bỏ các điểm kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng không đảm bảo điều kiện ATTP, trật tự đô thị.
Bên cạnh đó, một loạt quy định nhằm kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của từng loại trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây cũng sẽ được áp dụng. Chẳng hạn, đối với mỗi lô hàng trái cây mua vào, cửa hàng kinh doanh phải lập dữ liệu thông tin về tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp; nếu cơ sở mua trái cây từ các đơn vị được chứng nhận VietGap, Globalgap phải có giấy chứng nhận còn hiệu lực…
Đánh giá về Đề án này, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc thí điểm quản lý hoạt động kinh doanh trái cây tại các cửa hàng nhỏ lẻ là điều cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện triệt để cần có tiêu chí và cơ chế rõ ràng. Bởi, thực chất Đề án là một hướng đi tốt trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời hạn chế và kiểm soát được vấn nạn hoa quả kém chất lượng bán tại vỉa hè, lòng đường. Nhưng, để Đề án thực sự mang lại hiệu quả thì không chỉ những người kinh doanh nhỏ lẻ, mà ngay cả bản thân người tiêu dùng cũng cần phải hiểu được tầm quan trọng của Đề án, qua đó nâng cao nhận thức trong vấn đề bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.
Khó nhưng vẫn phải làm
Mặc dù Đề án đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hầu hết các hộ kinh doanh trái cây tại các chợ dân sinh, hay những người bán hàng rong vẫn chưa biết về những nội dung của Đề án này. Chị Hương (ở Khoái Châu, Hưng Yên) hiện đang bán trái cây ở vỉa hè trên đường Đội Cấn (Hà Nội) chia sẻ, chúng tôi vẫn biết việc bán hàng rong lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là vi phạm quy định của Thành phố. Thế nhưng vì cuộc sống, vì miếng cơm manh áo chúng tôi vẫn phải bám vào lòng đường, vỉa hè để mưu sinh.
Nêu quan điểm về Đề án trên, bà Nguyễn Thu Hà – Giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội cũng cho rằng, chủ trương quản lý, chấn chỉnh việc buôn bán nhỏ lẻ là hợp lý. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ về những khó khăn mà người buôn bán nhỏ lẻ gặp phải, đặc biệt là nếp sống, cách sinh hoạt của người dân để có những điều chỉnh hợp lý. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường thì việc UBND TP Hà Nội thực hiện Đề án là việc cần làm, mặc dù để thực hiện được là rất khó khăn. Thực chất, các vấn đề khó khăn trong việc xử lý, chẩn chỉnh buôn bán trái cây tại lòng đường, vỉa hè cũng đã được đại diện Sở Công Thương Hà Nội đề cập. Nhưng, để tránh thất thu thuế nhà nước, để nền kinh tế thực sự phát triển và sức khỏe người dân được đảm bảo thì khó cũng phải làm. |
“Tôi biết bán trái cây ở lòng đường, vỉa hè là vi phạm quy định của Thành phố, nhưng nếu nói về nội dung Đề án thí điểm gì đó thì hiện tại tôi vẫn chưa được biết. Mà nói thật, chúng tôi cũng muốn có một cửa hàng bán hoa quả để ổn định và cũng không phải bỏ chạy mỗi khi có lực lượng chứng năng đi kiểm tra. Nhưng, để đầu tư thuê được mặt bằng trên phố bán trái cây đâu phải dễ, nhất là đối với những người như chúng tôi, vốn không có, trình độ không có. Trong khi đó, phần lớn những người kinh doanh trái cây tại vỉa hè, lòng đường đều lấy hàng từ chợ đầu mối, số còn lại thì là người dân mang hoa quả, trái cây gia đình trồng được đi bán. Vì thế, nếu chính quyền cấm không cho bán thì sẽ rất khó khăn, nếu không cho phép bán ở vỉa hè, lòng đường thì liệu có khu vực dành riêng cho những người bán rong hay không?”, chị Hương lo lắng.
Không chỉ có những người bán trái cây tại vỉa hè, lòng đường, mà ngay cả những người dân sinh sống trên các tuyến phố nội đô của Hà Nội khi được hỏi về Đề án này cũng cho rằng, chỉ mới được nghe qua các chương trình truyền hình còn nội dung cụ thể thì không nắm rõ. Nói về Đề án này, chị Quỳnh Chi (ở Tôn Đức Thắng, Đống Đa) cho biết: “Cùng một loại trái cây người kinh doanh nhập hàng từ chợ đầu mối về, nhưng giá cả hoàn toàn khác nhau. Nếu 1 kg nNhãn mua ở vỉa hè chỉ khoảng 30.000đ/1kg, thì mua tại cửa hàng tiện ích có giá cao gấp đôi. Thế nhưng, vì quyền lợi của bản thân mình và vì sự phát triển của Thủ đô, tôi rất ủng hộ với Đề án của Thành phố về việc chấn chỉnh, dẹp bỏ buôn bán vỉa hè, lòng đường trong đó có trái cây. Tuy nhiên, cũng cần phải xây dựng hoặc quy hoạch những điểm bán riêng, điểm bán tập trung để những người bán hàng rong có nơi buôn bán và cơ quan quản lý cũng kiểm soát được dễ dàng”.
Nêu quan điểm về Đề án trên, bà Nguyễn Thu Hà – Giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội cũng cho rằng, chủ trương quản lý, chấn chỉnh việc buôn bán nhỏ lẻ là hợp lý. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ về những khó khăn mà người buôn bán nhỏ lẻ gặp phải, đặc biệt là nếp sống, cách sinh hoạt của người dân để có những điều chỉnh hợp lý. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường thì việc UBND TP Hà Nội thực hiện Đề án là việc cần làm, mặc dù để thực hiện được là rất khó khăn. Thực chất, các vấn đề khó khăn trong việc xử lý, chẩn chỉnh buôn bán trái cây tại lòng đường, vỉa hè cũng đã được đại diện Sở Công Thương Hà Nội đề cập. Nhưng, để tránh thất thu thuế nhà nước, để nền kinh tế thực sự phát triển và sức khỏe người dân được đảm bảo thì khó cũng phải làm.
Bà Hà cũng cho biết, để Đề án thực sự thành công thì công tác tuyên truyền, định hướng đóng vai trò rất quan trọng và phải tuyên truyền một cách bền bỉ, kiên nhẫn để không chỉ người kinh doanh mà cả người tiêu dùng được biết. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình. Ngoài ra, Hà Nội cũng tạo ra các khu vực dành riêng cho những người buôn bán nhỏ lẻ, bán hàng rong để họ có nơi buôn bán kinh doanh như TP Hồ Chí Minh đang thực hiện. Như vậy việc kiểm soát sẽ dễ dàng hơn và người kinh doanh nhỏ lẻ cũng có nơi để buôn bán, để sinh sống.
Đỗ đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49