Khi xóm, làng cùng phòng, chống đại dịch
Các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức chung tay phòng, chống đại dịch | |
Làng tơ lụa lớn nhất Hà Nội "cửa đóng, then cài" vì đại dịch Covid-19 | |
Tình người giữa đại dịch Covid-19 |
Nhiều thôn, làng khu vực ngoại thành Hà Nội đã chủ động hình thành nên những “pháo đài” kiên cố để phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Đinh Luyện |
Phát huy hiệu quả tuyên truyền
Thôn Nam Dương, xã Hòa Nam (huyện Ứng Hòa) là địa phương ngoại thành nằm khá xa trung tâm Thủ đô. Khi chưa có dịch Covid-19, mỗi khi qua đây, hẳn bất kỳ ai cũng có thể thấy ngay không khí ở một thôn làng với chợ quê tấp nập. Trên cánh đồng bát ngát rộn rã tiếng con trẻ chơi đùa, chạy nhảy cùng những cánh diều chênh chao no gió. Thế nhưng, hơn 2 tháng nay, nhiều thôn xóm đã vắng vẻ đi nhiều. Cùng với nhân dân cả nước, người dân Nam Dương đã và đang chấp hành tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Nhờ sự chung sức của toàn dân, đường làng ngõ xóm sạch sẽ khang trang mà vắng lặng nhất là sau ngày có Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ cách ly toàn xã hội, cùng Chỉ thị 05 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Mỗi sáng, chiều chỉ còn âm thanh của đài truyền thanh xã, hệ thống truyền thanh thôn phát sóng và tiếp âm thông tin về tình hình dịch bệnh, cách phòng tránh và đề phòng, cách vệ sinh cá nhân và tự bảo vệ gia đình, cộng đồng.
Ông Đinh Văn Viễn, trưởng thôn dường như cũng bận bịu hơn khi xuôi ngược đủ thứ việc. Khi thì vận động nhân dân tổng vệ sinh môi trường, lúc bận bịu đi dán các áp-phích nơi đầu ngõ xóm. Có tìm hiểu mới rõ, ở quê không phải nhà nào cũng có tivi, và không phải gia đình nào cũng có điều kiện lắp đặt mạng Internet. Chính vì thế, tuyên truyền trên loa và dán tờ rơi, áp-phích là phương cách hữu hiệu và trực quan nhất để tất thảy người dân nắm được cách phòng trừ Covid-19. Thực tế đã chứng minh, những phương cách giản dị trên đã có tác dụng thiết thực. Nhân dân ra đường, đi làm ruộng đều mang khẩu trang tự giác và chào nhau qua ánh mắt, qua nụ cười và cái vẫy tay từ xa.
Cũng như ông Viễn, những ngày qua công việc của ông Vũ Văn Quyền - cán bộ phụ trách Đài truyền thanh xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) bận rộn hơn trước. Hàng ngày, ông Quyền đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã từ 5h30 để chuẩn bị cho chương trình phát thanh. Ngoài việc tiếp sóng đủ 3 cấp: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội và chương trình phát thanh Đài thị xã thì 1 ngày 2 lần, ông Quyền còn xây dựng chương trình phát thanh riêng của xã với những thông tin cập nhật diễn biến mới nhất, cũng như các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Dù vất vả song kết quả mang lại rất đáng khích lệ. Bên cạnh việc góp sức hình thành nên nếp sinh hoạt, ăn ở khoa học trước dịch bệnh, hệ thống truyền thanh của xã đã giúp người dân yên tâm, không hoang mang, dao động trước những thông tin thất thiệt trên mạng xã hội.
Thời gian qua, công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hình thức. Đặc biệt giữa thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hệ thống truyền thanh đã phát huy hiệu quả trong việc cung cấp thông tin dịch bệnh, góp phần nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh cho người dân. Theo ông Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) truyền thông về dịch Covid-19, trong thời gian qua công tác tuyên truyền đã được triển khai ở các cấp độ, các phương tiện truyền thông và các cách thức truyền thông khác nhau. Cụ thể, từ báo đài, mạng xã hội, tin nhắn SMS đến cả loa phường – vốn là hình thức tuyên truyền đã nhiều lần được cân nhắc tiếp tục sử dụng hay loại bỏ cũng vào cuộc hết sức tích cực. |
Riêng với xã Cổ Đô (huyện Ba Vì), công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 lại được triển khai hết sức đặc biệt. Để người dân hiểu và nâng cao ý thức phòng dịch, Đoàn xã Cổ Đô đã thành lập nên Đội xung kích tình nguyện. Với các thiết bị loa đài giản lược, Đội xung kích đã tuyên truyền đến người dân về Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội. Tuyên truyền đến mọi người dân trong xã Cổ Đô cần yên tâm, không hoang mang giao động trước thông tin thất thiệt.
Chính phủ và Hà Nội đã có đủ các biện pháp để phòng chống dịch. Mọi người khi ra ngoài cần phải đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người, không tổ chức đám cưới, đám giỗ đông người để đảm bảo an toàn chung. Tự vệ sinh môi trường, nhà cửa của mình, không đi ra khỏi địa bàn xã Cổ Đô… Nhờ sự chủ động trên, công tác tuyên truyền đến từng ngõ xóm trên địa bàn đã và đang phát huy được những hiệu quả đáng kể.
Cùng vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm
Tinh thần chủ động tích cực phòng, chống dịch Covid-19 đã lan tỏa tới các xóm làng với nhiều hoạt động tích cực. Hiệu quả là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một điểm đáng chú ý khác tại các miền quê ngoại thành đó là khi đến những nơi này có thể dễ dàng bắt gặp những chốt kiểm tra y tế ở đầu mỗi thôn, làng. Một chiếc barie dựng tạm, một chiếc ô, chiếc bạt đơn sơ và những người “bám chốt” chính là công dân của làng, của xã... Đây được coi là những "lũy thép" trong công tác phòng, chống sự lây lan của dịch Covid-19.
Thị xã Sơn Tây là ví dụ. Quyết liệt, giữ nghiêm kỷ cương trong phòng chống dịch bệnh là phương châm mà các cấp chính quyền nơi đây duy trì và nêu cao suốt từ đầu mùa dịch. Để người dân hiểu, chấp hành và đồng thuận, chính quyền địa phương đã thành lập 115 chốt kiểm soát y tế, 18 tổ kiểm soát lưu động, 5 tổ cơ động tăng cường tuần tra. Ở những chốt kiểm soát y tế, ngoài kiểm soát những người ra, vào thôn, nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang và hạn chế đi lại. Với những người lạ thì yêu cầu khai báo thông tin cá nhân, tình hình sức khỏe, nơi đến và được đo thân nhiệt…
Nhờ sự bám sát ngay từ cơ sở này, công tác kiểm soát và nắm tình hình dịch bệnh được đồng bộ, rõ nét và hiệu quả nhất. Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị đã lan tỏa mạnh mẽ đến người dân các thôn xóm khu vực ngoại thành, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cùng sẻ chia khó khăn, cùng chung sức phòng, chống dịch Covid-19. Có mặt tại trụ sở xã Sơn Đông chiều Chủ nhật, người viết đã chứng kiến những nghĩa tình nồng ấm của người dân nơi đây. Hôm ấy, người dân trong xã đến ủng hộ nơi tuyến đầu chống dịch.
Người 10.000 đồng, người 200.000 đồng, cũng có người mang vài chục quả trứng, thùng nước lọc, hay vài chai nước sát khuẩn. Không ai bảo ai, họ đều tự nguyện đến đóng góp. Tất thảy đều mong góp một chút công sức nhỏ bé của bản thân vào việc chống dịch. Đáng trân trọng ở chỗ, các nguồn xã hội hóa, những tấm lòng như trên đều được địa phương ưu tiên và trân trọng. Địa phương luôn xác định rõ những đóng góp kể trên là nguồn lực quý cả về vật chất và tinh thần, bổ sung cho lực lượng đang làm nhiệm vụ trực tiếp trong công tác phòng, chống dịch như y tế, công an, quân sự…
Cách thức thể hiện khác nhau song từ thực tiễn công tác phòng, chống dịch tại các địa phương ngoại thành cho thấy, khi có sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, sẻ chia của người dân, thì mỗi thôn, xóm sẽ là một “pháo đài” ngăn chặn hiệu quả dịch Covid-19.
Đứng trước những diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng đều đang dồn toàn lực để chống dịch. Trong đó, công tác tuyên truyền đến từng khu phố, từng ngõ xóm đang phát huy được những hiệu quả đáng kể. Nỗ lực và đạt nhiều kết quả trong phòng chống dịch, tuy nhiên Hà Nội vẫn luôn nêu cao tinh thần chủ động, sẵn sàng mọi tình huống ứng phó, không lơi là trong phòng chống dịch Covid-19. Mới đây, Hà Nội đã cho triển khai xét nghiệm xác suất Covid-19 tại các chợ đầu mối như chợ Ngã Tư Sở, Long Biên, chợ hoa quả Hoàng Mai, chợ Hà Vĩ (Thường Tín)… Những kết quả xét nghiệm liên quan sẽ là một nguồn dữ liệu, là cơ sở đánh giá tốc độ lây nhiễm trên địa bàn thành phố, để từ đó có các biện pháp xử lý dịch Covid-19 phù hợp. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00