Khi tin tặc lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để lừa đảo

Đầu tháng 2.2020, thời điểm sau khi dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) hơn một tháng, hãng bảo mật Kaspersky đã đưa ra cảnh báo về tình trạng tin tặc tung mã độc, mạo danh là tài liệu hướng dẫn cách phòng tránh virus SARS-CoV-2 để tiếp cận người dùng.
khi tin tac loi dung dich benh covid 19 de lua dao
Ngày 7/3/2020 mới đây, Cục An toàn thông tin đã đưa ra cảnh báo tấn công mạng thông qua dịch vụ Remote Desktop vào các máy chủ tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Từ “mượn tay” trực tiếp...

Cách “đu trend” trực tiếp theo dịch bệnh COVID-19 của tin tặc chính là sự mạo danh. Cảnh báo của các chuyên gia Kaspersky cho thấy, tin tặc gửi những tệp dưới dạng tài liệu liên quan đến virus SARS-CoV-2 nhưng ẩn trong đó là mã độc.

Những tệp tài liệu này hướng dẫn cách tự bảo vệ cho mọi người khỏi virus, cách phòng tránh dịch bệnh COVID-19, cập nhật các mối nguy hại và thậm chí cả qui trình phát hiện virus... Tuy nhiên, đó chỉ là sự mạo nhận, là tin giả nhằm mục đích đánh vào tâm lí lo lắng của người dùng. Người dùng khi click vào các tệp chứa tài liệu đó thì máy tính, thiết bị sẽ bị nhiễm mã độc.

Theo chuyên gia bảo mật Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, khi mã độc đã nhiễm vào máy tính và hệ thống thì khoảng thời gian “ủ bệnh” cũng bắt đầu được tính từ đó. “Chúng sẽ âm thầm lấy cắp thông tin mà trong hầu hết trường hợp, người dùng không biết. Có trường hợp bị nhiễm mã độc nhưng đến 2-3 năm sau khi thấy bị mất nhiều dữ liệu một cách liên tục nên tiến hành kiểm tra mới phát hiện ra”, - ông Thắng cho biết.

“Đu trend” là tình trạng “đến hẹn lại lên” của tin tặc. Chuyên gia Đào Minh Tuấn - Trưởng phòng Công nghệ bảo mật của Công ty An ninh mạng VSEC - cho hay, xu hướng “đu trend” của tin tặc chính là bám vào các sự kiện được nhiều người quan tâm để tiếp cận người dùng. Các xu hướng này có thể thuộc về lĩnh vực công nghệ, các vấn đề nóng xảy ra trong xã hội hoặc những sự kiện thương mại đặc biệt là trên môi trường online như bán hàng giảm giá, khuyến mãi...

Lợi dụng các sự kiện như vậy cũng một phần để tin tặc tận dụng niềm tin của người dùng cho việc lây nhiễm mã độc hoặc lừa đảo. Một minh chứng rất rõ là ngay trong dịp Lễ tình nhân ngày 14.2 vừa qua, các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Badoo... đã bị tin tặc giả mạo hòng gài hàng nghìn mã độc để lan truyền vào máy tính, thiết bị của người dùng nhằm phục vụ cho ý đồ trục lợi bất chính.

Với tình trạng tin tặc “mượn tay” dịch bệnh, theo chuyên gia phân tích mã độc Anton Ivanov của Kaspersky, virus SARS-CoV-2 là chủ đề đang rất được quan tâm, chính vì thế đã trở thành “mồi” cho tội phạm mạng. Cho đến nay, có khoảng 10 tệp mã độc có liên quan đến virus SARS-CoV-2 được phát hiện. “Xu hướng hoạt động tấn công này thường diễn ra theo những chủ đề truyền thông lớn. Chúng tôi cho rằng, hoạt động này có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Khi mọi người vẫn đang lo lắng cho an toàn sức khỏe của bản thân, ngày càng nhiều phần mềm độc hại ẩn dưới dạng tài liệu giả mạo virus SARS-CoV-2 vẫn đang lan truyền” - chuyên gia Anton Ivanov nói.

... đến “đu trend” gián tiếp

Chuyên gia bảo mật Nguyễn Minh Đức - Giám đốc Công ty an ninh mạng CyRadar - cho rằng: “Chưa thể khẳng định xu hướng lừa đảo mạo danh (phishing) có đang gia tăng hay không. Nhưng rõ ràng là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay, nhiều người dùng chuyển dịch sang mua hàng, giao dịch online nhiều hơn thì tin tặc và các đối tượng lừa đảo cũng “đu trend” theo nhằm tranh thủ thời cơ giăng bẫy người dùng".

Việc “giăng bẫy” của tin tặc thể hiện qua hàng loạt trang giả mạo website, fanpage của các ngân hàng tại Việt Nam khiến thời gian qua nhiều ngân hàng phải liên tục gửi tin nhắn tới khách hàng để cảnh báo lừa đảo. Theo số liệu từ CyRadar, chỉ tính riêng trong tháng 2.2020, đã có 767 tên miền lừa đảo mới được đăng kí, trong đó khoảng 80 tên miền (khoảng 10%) liên quan tới lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ đoạn của tin tặc khi tung ra hàng loạt website, fanpage giả mạo các ngân hàng và tổ chức tài chính, tín dụng cũng không có gì mới: Dẫn dụ người dùng, khách hàng vào trang giả mạo và kê khai thông tin, đặc biệt là tên đăng nhập tài khoản ngân hàng cùng với mật khẩu hoặc mã OTP của ứng dụng dịch vụ ngân hàng, tài chính.

Sau khi lấy được những thông tin này, chỉ cần vài phút là tin tặc đã cuỗm sạch tiền trong tài khoản của khách hàng. Phương thức tấn công này được gọi là tấn công có chủ đích (Advanced Persistent Threat - APT), trong đó phương thức gửi các đường link giả mạo qua email, tin nhắn thường khá phổ biến được gọi là lừa đảo mạo danh (phishing).

Tự bảo vệ mình bằng cách nào?

Trường hợp anh L - một người bán thiết bị chụp ảnh tại Huế - bị tin tặc lừa truy cập vào website giả mạo để đánh cắp các thông tin về tài khoản ngân hàng, sau đó tin tặc đã lấy đi 50 triệu đồng trong tài khoản là một nạn nhân điển hình của tình trạng lừa đảo mạo danh. Mới đây, tin tặc cũng mạo danh Tập đoàn công nghệ Microsoft gửi email đến lãnh đạo của một công ty công nghệ tại TPHCM đề nghị cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản.

Theo chuyên gia Võ Đỗ Thắng, trường hợp anh L bị tin tặc lấy mất 50 triệu đồng nằm trong số hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn trường hợp người dùng nằm trong danh sách “giăng câu” của tin tặc. Tỉ lệ bị sập bẫy thường là khoảng 1-2% số người bị giăng bẫy vì lí do cả tin, thiếu hiểu biết, vội vàng thiếu kiểm chứng và đối chiếu thông tin...

Ngày nay, thông tin về người dùng được rao bán trên mạng với những chi tiết như tên, số điện thoại, email... và tin tặc hoàn toàn dễ dàng mua được với mức giá không hề đắt để từ đó lên danh sách để gửi thông tin “giăng bẫy” ở nhiều nơi.

Chính vì thế, chuyên gia Võ Đỗ Thắng cho rằng, cách tự cứu mình phổ biến và thiết thực nhất hiện nay là cần đề cao cảnh giác với các đường link lạ gửi qua email, tin nhắn SMS hoặc tin nhắn từ ứng dụng OTT trên Internet, đặc biệt là những email và tin nhắn có nội dung yêu cầu truy cập vào đường link và khai báo thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng.

Sẽ không có nhiều cơ hội để tin tặc lừa lấy tiền hay đánh cắp thông tin cá nhân nếu người dùng Internet chịu khó tìm hiểu, kiểm tra lại thông tin mạo danh lừa đảo bằng cách tìm hiểu trên mạng, gọi vào các tổng đài của các tổ chức bị giả mạo để xác minh hoặc tham khảo từ những người xung quanh. “Trong trường hợp dù đã click vào các đường link lạ và điền thông tin cá nhân nhưng thấy đáng ngờ thì vẫn có thể dừng lại chứ không nên bấm gửi đi để thông tin cá nhân không bị lọt vào tay kẻ xấu” - ông Thắng khuyến cáo.

Theo Thế Lâm/laodong.vn

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/khi-tin-tac-loi-dung-dich-benh-covid-19-de-lua-dao-790660.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trẻ 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh nặng do cha mẹ bế rung lắc

Trẻ 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh nặng do cha mẹ bế rung lắc

Để dỗ trẻ, gia đình bế đung đưa, rung lắc mạnh khiến bé 2 tháng tuổi phải nhập viện trong tình trạng li bì, ngừng thở, co giật, tím môi, nguy kịch.
Lịch sử đang chờ, tuyển Việt Nam cần thắng Indonesia để sớm đi tiếp

Lịch sử đang chờ, tuyển Việt Nam cần thắng Indonesia để sớm đi tiếp

(LĐTĐ) Trận thư hùng giữa tuyển Việt Nam và Indonesia ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026 đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Bởi một chiến thắng trên sân Gelora Bung Karno không những giúp HLV Troussier làm nên lịch sử mà còn giúp tuyển Việt Nam tiến rất gần đến tấm vé đi tiếp.
Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

(LĐTĐ) Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương sớm giải quyết các kiến nghị của các chủ đầu tư nhà máy điện rác, nhằm đưa các dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả để góp phần đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố.
Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

(LĐTĐ) Ngày 19/3, trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận cáo buộc. Trong đó, Đỗ Hoàng Việt - con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh thừa nhận các gói trái phiếu Tân Hoàng Minh bán ra cho nhà đầu tư chưa đủ về mặt pháp lý, không đảm bảo giá trị.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp "3 cùng" giữa Chính phủ và các doanh nghiệp. Kêu gọi doanh nghiệp FDI tiên phong trong nhận thức, tư duy và hành động; tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho tăng trưởng xanh…
Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

(LĐTĐ) Tìm hiểu các trường hợp cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 để tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro.

Tin khác

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Chuyên gia "hiến kế" để các doanh nghiệp chinh phục thị trường tỷ dân

Chuyên gia "hiến kế" để các doanh nghiệp chinh phục thị trường tỷ dân

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể thâm nhập vào các thị trường tỷ dân như Ấn Độ, Trung Quốc... nếu các doanh nghiệp có thể tận dụng những lợi thế sẵn có.
Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 14/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉ giảm 22 đồng/lít, xuống mức 22.490 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 14 đồng/lít, xuống còn 23.543 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng nhẹ.
Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước giảm mạnh tới 2 triệu đồng/lượng, xuống ngưỡng 78 - 80,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.171,2 USD/ounce.
Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

(LĐTĐ) Sau khi đã giảm mạnh trong phiên sáng nay (13/3), giá vàng chiều nay tiếp tục lao dốc và có cửa hàng đã xóa mốc 80 triệu đồng/lượng trên bảng điện tử giao dịch.
Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

(LĐTĐ) Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 14/3, theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 sẽ giảm khoảng 50 - 150 đồng/lít; dầu diezen có thể tăng 100 đồng/lít.
Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

(LĐTĐ) Sáng nay (12/3), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng trên mốc 82 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 71 triệu đồng/lượng.
“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

(LĐTĐ) Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến môi trường đầu tư kinh doanh, điều đó đặt ra cho Việt Nam cần “nâng cấp” môi trường đầu tư.
Giá vàng sẽ còn tăng?

Giá vàng sẽ còn tăng?

(LĐTĐ) Thời gian qua thị trường chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của giá vàng, khi vàng miếng SJC vẫn đang vượt mốc 82 triệu đồng/lượng - mức cao chưa từng có trong lịch sử. Nhiều người không tin vào mắt mình khi nhìn bảng giá vàng điều chỉnh tăng liên tục trong ngày.
Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

(LĐTĐ) Cuối năm 2023, khi giá vàng “phi mã” lên đến gần 70 triệu đồng/lượng, người dân hy vọng giá vàng sẽ được “ghìm cương”. Nhưng ngay từ đầu năm 2024, giá vàng lại một lần nữa vượt đỉnh, chạm mốc hơn 82 triệu đồng/lượng. Thị trường đang chờ đợi một giải pháp ổn định giá vàng. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Trung Khánh - Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động