Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững
Công cuộc giảm nghèo bền vững vẫn còn nhiều khó khăn | |
Tiếp tục huy động các nguồn lực chung tay vì người nghèo | |
Để giảm nghèo bền vững: Chính sách một, quyết tâm phải mười |
Tại phiên họp, báo cáo của Chính phủ nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nghiêm túc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết 76/2014/NQ13 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020; các bộ, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao; khuôn khổ văn bản pháp lý để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cơ bản đã được hoàn thiện; cơ chế quản lý điều hành, phân công phân cấp, phối hợp, lồng ghép trong tổ chức thực hiện đã từng bước được hình thành và đi vào nền nếp; nhiều mục tiêu đề ra trong Nghị quyết đã được tổ chức thực hiện đạt và vượt tiến độ đề ra.
Toàn cảnh phiên họp |
Tuy nhiên, một số nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 76 chưa đạt tiến độ quy định, việc chuyển đổi phương thức hỗ trợ người nghèo từ hỗ trợ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn triển khai còn chậm; nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc và miền núi tuy đã được ưu tiên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; các chính sách giảm nghèo đã được tích hợp bước đầu nhưng vẫn còn dàn trải, thiếu tính hệ thống; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt.
Trình bày tóm tắt báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh cho biết, về cơ bản, Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội tán thành với các đánh giá của Chính phủ về những kết quả quan trọng đạt được trong thực hiện 8 nhiệm vụ về đẩy mạnh giảm nghèo bền vững trong 2 năm (2017 – 2018), thể hiện sự quan tâm chỉ đạo sát sao, tích cực đổi mới công tác điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, phát huy tích cực tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân.
Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần được quan tâm, đó là báo cáo thiếu đánh giá kết quả định lượng đối với một số chỉ tiêu định lượng quan trọng trong Nghị quyết 76 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững về: Giải quyết đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số; bảo hiểm y tế với hộ cận nghèo; tỷ lệ xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Cách đánh giá theo từng nhiệm vụ chưa có sự đồng nhất. Thiếu sự gắn kết một số nội dung trong các phần của báo cáo như một số khó khăn, vướng mắc được nhận diện nhưng Chính phủ chưa nêu giải pháp cụ thể để khắc phục hoặc ngược lại, có các kiến nghị không có mối liên hệ với đánh giá trong báo cáo.
Về những kết quả thực hiện cụ thể, Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội cho rằng, thành quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Đến tháng 3/2018, tuy đã có 8/64 huyện thuộc Nghị quyết 30a thoát nghèo; 14/30 huyện hưởng cơ chế 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn nhưng lại bổ sung 29 huyện vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018 – 2020.
12 tỉnh có tỷ lệ tái nghèo tăng rõ rệt (tăng từ 0,03% trở lên), trong đó có cả một số tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi (như Vĩnh Phúc, Khánh Hoà, Kiên Giang); số hộ tái nghèo bằng khoảng 1/20 số hộ thoát nghèo; số hộ nghèo mới phát sinh bằng khoảng 1/4 số hộ thoát nghèo; nhiều tỉnh thuộc khu vực bị thiên tai, lũ lụt nghiêm trọng có tỷ lệ phát sinh hộ nghèo mới hàng năm rất cao.
Cùng với đó, chính sách tín dụng tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực trong công tác giảm nghèo. Nguồn vốn tiếp tục được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng, tổng dư nợ tăng đáng kể; bổ sung thêm đối tượng hộ mới thoát nghèo; tăng mức vay tối đa cho các hộ để phát triển sản xuất, kinh doanh, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn đến tháng 6/2018 chỉ ở mức 0,42%.
Giai đoạn 2016 - 2018, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã bố trí 21.032 tỷ đồng, bằng 97,3% số vốn đã được giao để thực hiện Chương trình 30a và Chương trình 135 theo đúng định hướng ưu tiên nguồn lực đầu tư để đẩy mạnh giảm nghèo bền vững đối với địa bàn khó khăn...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xem xét đánh giá đúng mức, làm nổi bật những kết quả đạt được, chỉ rõ những bất cập hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết 76 trong giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng để xác định trong giai đoạn tiếp theo sẽ phải làm gì một cách trọng tâm trọng điểm.
Cần phải đánh giá nguyên nhân một cách thực chất và tự đặt ra câu hỏi liệu đến 2020 có đạt được mục tiêu giảm nghèo đề ra hay không để có cách thực thực hiện phù hợp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết để cụ thể hóa thực hiện tốt, đầy đủ, kịp thời các chính sách hiện có.
Kết luận nội dung thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan tiếp tục hoàn thiện các báo cáo để trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Theo Chủ tịch Quốc hội, đến năm 2020, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cáo về giảm nghèo bền vững và tổng kết thực hiện Nghị quyết 76 này.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39