Kết phim “Người phán xử” gây tranh cãi vì khiên cưỡng, thiếu tính nhân văn

Tập cuối của "Người phán xử" phát sóng tối 31/8 đã tháo gỡ nhiều nút thắt và giải đáp nhiều uẩn khúc được đặt ra từ đầu phim. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, kết phim hơi khiên cưỡng và thiếu tính nhân văn.
ket phim nguoi phan xu gay tranh cai vi khien cuong thieu tinh nhan van “Người phán xử” tập 47: Sự thật không ngờ về Lê Thành, Thế “chột” hèn hạ phá luật
ket phim nguoi phan xu gay tranh cai vi khien cuong thieu tinh nhan van Sau “Người phán xử” là sự xuất hiện của “Vực thẳm vô hình”

Phan Quân đau đớn khi bắn chính con đẻ của mình

Trong phần kết của “Người phán xử”, khán giả đã có được câu trả lời chính xác về người cha thật sự của Lê Thành; thân phận bí ẩn của Bảo “ngậu”; số phận của đám Phúc “hô”, Thế “chột”; vợ chồng Phan Hải – Diễm My và Phan Quân.

Theo đó, trong khi gia đình đang vui vẻ tổ chức sinh nhật cho cu Bin (cháu nội Phan Quân) thì Phan Quân nhận được tin nhắn bằng hình ảnh của Thế “chột” cho biết hắn đã sát hại bà Hồ Thu. Ngay lập tức, ông trùm cử Lương Bổng cùng nhóm tay chân hối hả lên Long Hạ để xem xét tình hình, còn bản thân giấu các con lặng lẽ vào phòng riêng vật vã với nỗi đau mất vợ.

ket phim nguoi phan xu gay tranh cai vi khien cuong thieu tinh nhan van
Cảnh Phan Quân vật vã vì đau đớn khi biết rõ sự thật Lê Thành là con mình.

Trong khi đó, Thế “chột” đã hiện nguyên hình là một tên cáo già gian ác khi thừa nhận với Tùng “còi” rằng, Lê Thành không phải là con hắn nhưng hắn phải đóng kịch để dùng Lê Thành hủy diệt Phan Quân. Thế “chột” còn gian manh tới mức gửi cho Phan Quân kết quả xét nghiệm AND giả hòng làm cho Phan Quân hoang mang và đau đớn hơn.

Nỗi nghi ngờ trong lòng Phan Quân được đẩy lên cao khi biết Lê Thành đã lấy hết giấy tờ từ nhà Hùng “cá rô” và ông không thể liên lạc được với Lê Thành trong thời điểm đó. Đây chính là một trong những ngọn nguồn dẫn đến hành động Phan Quân vội vàng rút súng ra bắn Lê Thành ở gần cuối phim.

Trước đó, Thế “chột” và Phúc “hô” khi đang giao nhận ma túy đã bị tay chân của Lê Thành ném bom để sát hại. Riêng Bảo “ngậu” sau một thời gian tập hợp đầy đủ chứng cứ đã trở về thân phận thật là đại úy công an mang bí danh K3.

Về phần Phan Quân, sau khi nghe báo tin qua điện thoại và xem clip mà Phan Sơn đã vô

tình ghi lại được cuộc nói chuyện giữa Thế “chột” và Lê Thành thì trong lòng ông đã thêm bội phần tin chắc Lê Thành không phải là con mình. Và ngay khi Lê Thành trở về biệt thự, Phan Quân đã ngay lập tức bật tung mọi nghi ngờ trong lòng mình bằng câu nói chua chát: “Mày không phải là con tao”.

Trong khi Lê Thành chưa kịp nói lời thanh minh thì một quả bom phát nổ. Nghĩ rằng quả bom phát nổ chính là quả bom mà mình đã đưa cho Lê Thành đi khử Thế “chột” và ngỡ Lê Thành đưa tay vào túi quần để rút súng bắn mình, Phan Quân đã vội vàng bắn Lê Thành một phát chí mạng.

Trước khi ngã quỵ xuống, Lê Thành đã run run đưa cho Phan Quân tờ giấy xét nghiệm AND. Đọc tờ giấy mà Lê Thành đưa, Phan Quân đã vô cùng đau đớn, khóc không thành tiếng. Ông ôm lấy đứa con trai vừa bị mình sát hại và nhớ lại những gì bố con đã từng trải qua cùng nhau.

ket phim nguoi phan xu gay tranh cai vi khien cuong thieu tinh nhan van
Tờ giấy xét nghiệm ADN mà Lê Thành muốn đưa cho Phan Quân nhưng chưa kịp đưa thì đã bị ông bắn.

Trong khi đó, Phan Hải và Diễm My may mắn nhận được lời cảnh báo từ Bảo “ngậu” nên đã kịp chạy ra khỏi chỗ bom phát nổ. Cả hai bị công an giải đi ngay sau đó mà chưa kịp biết cu Bin sống chết ra sao.

Nhưng bất ngờ, khi Phan Quân bị công an áp tải lên xe thùng thì cu Bin chạy đến. Nhìn đứa cháu đích tôn mang gương mặt lấm lem, hoảng hốt, chạy theo gọi tên ông… Phan Quân đã không cầm được nước mắt. Cánh cửa xe thùng đóng kín, Phan Quân vẫn cố ghé mắt nhìn theo đứa cháu trai đang bơ vơ chạy theo…

Trong một diễn biến khác, khi Bảo “ngậu” thâm nhập vào căn hầm bí mật để tìm kiếm cuốn sổ ghi chép về những lần đưa hối lộ của Phan Thị thì chạm trán Lương Bổng. Lương Bổng chĩa súng về phía Bảo “ngậu” và cho biết mình đang giữ cuốn sổ đó. Tuy nhiên, vì nể trọng Bảo “ngậu” nên cuối cùng anh đã giao cuốn sổ đó cho Bảo “ngậu” và tự dùng súng bắn vào đầu mình tự sát.

Cảnh cuối cùng của phim là Bảo “ngậu” sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã hẹn gặp Thảo (người yêu) bên cánh đồng lúa. Dù ban đầu có chút giận dỗi vì đã không được biết sự thật về thân phận của Bảo “ngậu” từ sớm nhưng sau đó cả hai đã ôm chặt nhau như minh chứng cho sự thấu hiểu của tình yêu.

Khiên cưỡng và thiếu tính nhân văn

Dù tập cuối bộ phim chứa đựng khá nhiều tình tiết gay cấn và các vấn đề đã được lý giải theo hướng hợp lý nhất nhưng nhiều khán giả vẫn không đồng tình với cái kết này.

Trên trang fanpage của phim, nhiều khán giả đã bảy tỏ sự thất vọng khi kết phim không có sự bất ngờ, đi theo lối mòn thường thấy của nhiều phim truyền hình Việt Nam theo mô-tuýp cái thiện thắng thế, cái ác phải bị trừng trị. Thậm chí, có người còn cho rằng, kết phim hơi khiên cưỡng và thiếu tính nhân văn.

Cụ thể, cảnh Bảo “ngậu” đến gặp Thảo bên cánh đồng lúa ở cuối phim dù mang ý đồ làm dịu đi màu tang tóc nhưng vẫn bị thừa thãi, không ăn nhập gì với những diễn biến trước đó.

ket phim nguoi phan xu gay tranh cai vi khien cuong thieu tinh nhan van
Cảnh Phan Quân nhìn qua cửa kính thấy đứa cháu nội đang đứng bơ vơ nhìn theo ông.

Ngoài ra, không ai có thể lý giải được vì sao một người trung thành với Người phán xử như Lương Bổng đã biết Bảo “ngậu” là công an ngầm từ trước đó nhưng vẫn không ra tay mà lại nể trọng?!

Chi tiết, tên tay chân do Lê Thành cài cắm vào để ném bom hạ sát đám Phúc “hô” và Thế “chột” khi bọn này đang giao thuốc phiện giữa rừng dù bị trúng đạn nhưng vẫn ném bom được một cách quá dễ dàng.

Kết phim có quá nhiều cái chết nhạt nhẽo, thiếu sự logic và không cần thiết. Những cái chết của Lương Bổng, Mỹ Hạnh… đều không giải quyết được vấn đề gì to tát.

Bản thân NSƯT Trung Anh cũng cho rằng, việc để Lương Bổng giao cuốn sổ của Phan Thị cho Bảo “ngậu” rồi dùng súng tự bắn vào đầu mình quá buồn cười, không phù hợp với tính cách nhân vật và anh vẫn chưa được thỏa mãn với cách giải quyết vấn đề như thế.

Tình tiết để cho cu Bin bơ vơ chạy theo gọi tên Phan Quân thiếu tính nhân văn vì con trẻ không có tội khi phải gánh chịu những hậu quả do người lớn đã làm. Nhiều người cho rằng, đáng ra, không nên để Lương Bổng tự sát một cách nhạt nhẽo mà phải sống để chăm sóc cậu bé này và tiếp tục giúp cậu bé gầy dựng lại Phan Thị.

ket phim nguoi phan xu gay tranh cai vi khien cuong thieu tinh nhan van
Cảnh Bảo "ngậu" và Thảo hẹn gặp nhau ở cánh đồng lúa, dù anh trai cùng mẹ của Thảo vừa mới bị bắn chết.

“Cái kết của “Người phán xử” quá dở, giống như hầu hết các phim Việt chiếu giờ vàng khác. Cứ ban đầu hào hứng, kịch tính bao nhiêu… thì kết lại nhạt nhẽo, lộ liễu và sến sẩm bấy nhiêu, chẳng có nhiều bất ngờ. Có lẽ người ta mải đầu tư chi tiết với thắt mở nút vào hết đoạn đầu và giữa phim rồi nên đến cuối bị đuối. Một cái phim mà có quá nhiều người chết một cách không cần thiết. Cái kết lại tròn trịa kiểu, đã là thiện phải thắng ác, cứ ác sẽ bị trừng trị. Tròn trịa đến mức chẳng có chút nhân văn và đời thường tí nào”, khán giả Chiến Văn bày tỏ.

Và mặc dù có nhiều tranh cãi nhưng cũng không ít khán giả mong muốn bộ phim sớm có phần hai để họ có thể biết được rõ hơn số phận của đứa con trai Phan Hải – Diễm My.

Theo Hà Tùng Long/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động