Hy hữu người đàn ông thoát án tử ung thư 48 năm
Đắp lá chữa ung thư vú: Người bệnh tự “tước đi” cơ hội điều trị | |
8.000 phụ nữ sẽ được tầm soát ung thư vú miễn phí |
Theo các bác sĩ, ngày nay với sự phát triển của y học, bệnh ung thư không còn đáng sợ như trước song tiên lượng nhiều trường hợp vẫn rất dè dặt, đặc biệt khi bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn. Trong y học hiện đại, thời gian sống của người bệnh kéo dài sau 5 năm đã được coi là điều trị khỏi.
“Thẻ ra viện”, “Phiếu chữa quang tuyến”, của ông Hiệu từ năm 1970. (Ảnh: BVCC) |
Vì thế trường hợp trên của ông Hà Hữu Hiệu khá đặc biệt. Có mặt tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội) những ngày cuối tháng 10, cụ ông khiến nhiều y bác sĩ bất ngờ khi cầm trên tay “Thẻ ra viện”, “Phiếu chữa quang tuyến”, bệnh án của Bệnh viện K từ năm 1970. Những tờ giấy màu nâu, xanh cũ kỹ, một vài chỗ đã mờ mực không còn nhìn rõ được ông Hiệu bảo quản cẩn thận.
Bệnh viện K được thành lập tháng 7 năm 1969, từ tiền thân là Viện Curie Đông Dương (Insitut Curie de L’Indochine). Cơ sở tại 43 Quán Sứ, Hà Nội nay là cơ sở 1. Ông Hiệu vào điều trị vào cuối tháng 9/1970. Khi đó ông mới 29 tuổi, làm giáo viên Trường trung học Nông nghiệp Hải Phòng. Có lẽ khi đó với ông cũng như nhiều người khác bệnh ung thư vẫn còn là khái niệm khá xa vời.
Ông được bác sĩ chẩn đoán bị ung thư vòm họng giai đoạn I, liệu pháp điều trị là xạ trị với nguồn xạ là cobalt 60 đơn thuần. Liệu trình điều trị trong hơn 2 tháng. Theo nội dung trên “phiếu chữa quang tuyến”, kết quả điều trị tốt. Ngày điều trị cuối cùng của ông là 19/12/1970, 3 ngày sau ông được xuất viện. Người điều trị cho ông Hiệu khi đó là bác sĩ Nghĩa.
Kết quả khám lại từng lần sau đó: 1 tháng, 2, 3, 6 tháng, sau 1, 2,3 và 4 năm đều được ghi chép lại rõ ràng với kết luận bệnh ổn định.
Cô Hà Thị My, em gái ông Hiệu nhớ lại khi đó ông không ăn được cơm mà ăn cháo suốt 3 tháng 10 ngày. Hai bên má xám xịt vì xạ trị. Song từ trận ốm nặng đó cho đến cách đây 2 tháng, ngoài vài lần ốm thông thường, ông chưa bao giờ phải nhập viện.
Căn bệnh ung thư vòm họng khiến ông phải rời ghế nhà trường, ông quay về với công việc lao động hằng ngày và thú vui với sách vở. Dù ở cái tuổi trên 70 ông vẫn lao động rất tốt. Với chòm râu dài, mái tóc bạc, ở ông Hiệu toát lên vẻ nghệ sĩ, thích thơ văn, nghiên cứu sách.
Ông luôn có ý thức giữ gìn sức khỏe, tập thể dục, không uống bia, rượu, ăn uống điều độ, ngày đủ 3 bữa, mỗi bữa 2 bát cơm. Ông không ăn đồ nguội, không ăn ở chợ, không ăn thức ăn đã để qua đêm, không bao giờ bỏ bữa sáng.
Ông Hà Hữu Hiệu chụp ảnh cùng các bác sĩ Bệnh viện K (Ảnh: BVCC). |
Chị Hà Thị Như, 52 tuổi, con gái ông Hiệu cho biết, giờ giấc ngủ, nghỉ, lao động đều được ông tuân thủ rất chỉn chu. Hằng ngày 4-5h sáng ông dậy, đi bộ thể dục, tập bài vẩy tay. Ông thường nói đùa với con cháu “tao vẩy tay được mấy nghìn cái”. Đều đặn ông tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thơ, văn, được mời đi đọc thơ liên tục.
Nhà có 6 con, 3 con trai, 3 con gái, ông thậm chí đã có cả chắt. Khi nói về sức khoẻ của cha mẹ, chị như Như đùa nói ông còn khỏe hơn 3 người con trai. Nhà đông con, song chủ yếu ở xa, hai vợ chồng ông Hiệu ở riêng, tự nấu cơm nước, thỉnh thoảng ông cũng vào bếp nấu nướng.
Chị Như cho biết, ngoài bị ngãng tai, trước đó bố chị không có bệnh gì, ít khi ốm đau, ăn uống, ngủ đều dễ. Gần hai tháng nay đi ngoài không bình thường, ông thử thay đổi chế độ ăn nhưng không có tác dụng. Ông ăn ngủ kém, đôi khi không muốn ăn, người gày, sút khoảng 5kg hiện chỉ còn 55 kg. Con cháu đưa ông đi khám bệnh viện gần nhà thì phát hiện ông bị loét dạ dày, giãn ống mật, nang thận, thận có sỏi bùn, phì đại tuyến tiền liệt, có u ở đầu tuỵ.
Từng điều trị tại Bệnh viện K trước đó 48 năm và rất tin tưởng Bệnh viện nên lần này gia đình cũng xin chuyển viện cho ông lên Bệnh viện K. “Lúc nào ông cũng nói với con cháu nhờ có tinh thần và sự tận tình cứu chữa của các bác sĩ Bệnh viện K mà mình mới được như vậy, bị ung thư mà vẫn sống được mấy chục năm. Lần này bị ung thư tụy, ông có chút lo lắng nhưng thái độ bình thản, chấp nhận sự thật”, chị Như nói.
Hiện tại, ông Hiệu vào viện điều trị tại Khoa Gan Mật Tuỵ. Sau khi hoàn thành các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết, các bác sĩ sẽ hội chẩn để đưa ra phương án tốt nhất, phù hợp với sức khoẻ của bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05