Hy hữu bé gái 8 tháng tuổi bị thanh sắt đâm thủng sọ
Trẻ nhập viện vì bệnh sởi: đa số chưa được tiêm phòng | |
Trao chứng chỉ đào tạo sau đại học cho bác sĩ chuyên ngành sơ sinh |
Cháu H. được gia đình đưa đi sơ cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, sau đó chuyển lên cấp cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương chiều 1/5.
Hình ảnh phim X-quang của cháu H. cho thấy thanh sắt đâm vào gò má trái, xuyên lên vùng não thái dương (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Các bác sĩ khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cháu H. vào viện trong tình trạng kích thích, vật vã, quấy khóc, có dị vật là thanh sắt đâm xuyên thẳng vào má trái. Các bác sĩ đã tiến hành truyền dịch, truyền kháng sinh, giảm đau và tiêm phòng uốn ván cho trẻ, đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết. Sau khi hội chẩn đánh giá tình hình, đêm 1/5, bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật rút dị vật ra.
Theo Ths.BS Hồ Trung Luân, khoa Ngoại Thần kinh, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi, ca mổ khá khó khăn do thanh sắt đâm vào gò má trái qua tổ chức phần mềm của má, đâm thủng sàn sọ, xuyên qua vùng não thái dương và vùng đỉnh sát các mạch máu lớn. “Thanh sắt cũ, giòn nên rất dễ gãy, lại nằm sát các mạch máu nên nguy cơ chảy máu trong mổ là rất lớn, đồng thời nguy cơ nhiễm trùng não, áp-xe não cũng rất cao” – bác sĩ Luân cho hay.
Sau hơn 30 phút phẫu thuật, dị vật đã được gắp ra an toàn. Hiện trẻ đang được tiếp tục theo dõi sau mổ, kiểm soát tình trạng phù não, chống nhiễm trùng, chảy máu tại khoa Hồi sức ngoại.
Bác sĩ khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mỗi năm Khoa tiếp nhận từ 1.100-2.000 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích và thường có dấu hiệu gia tăng vào mùa hè, trong đó rất nhiều tai nạn thương tâm. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhi uống nhầm thuốc diệt cỏ paraquat, bị đuối nước trong bồn tắm, bị gấu cắn đứt một bên cánh tay, có cháu lại ngã từ tầng cao xuống do chơi thả diều trên nóc nhà…
Và trường hợp như cháu bé kể trên cũng là một trong những tai nạn hy hữu. Bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần chú ý khi đưa trẻ ra ngoài chơi nên để ý xung quanh và tạm thời tránh xa khu vực có máy cắt cỏ hay các máy công nghiệp đang vận hành. Với trẻ lớn hơn, các bậc phụ huynh cũng cần giải thích để trẻ biết về loại tai nạn này và có ý thức chủ động rời xa khu vực có nguy cơ không an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm
Thiết thực xây dựng phong trào thi đua ở Đan Phượng
Tin khác
Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc
Y tế 26/11/2024 08:01
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 25/11/2024 14:23
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Y tế 25/11/2024 14:17
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57