Hướng đến việc thu hút các nhà đầu tư thực chất

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, tại phiên thảo luận về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, từ thực tiễn thi hành Luật Đầu tư thời gian qua cho thấy, cần thiết phải sửa đổi Luật nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc cũng như tiêu cực phát sinh như vấn đề chuyển giá, trốn thuế, sử dụng công nghệ lạc hậu khi đầu tư, đầu tư chui…qua đó, hướng đến việc thu hút các nhà đầu tư thực chất.
Tiết kiệm chi tiêu, nâng tầm hiệu quả đầu tư
Dự án PPP quan trọng phải công khai, minh bạch
5 nhóm vấn đề sẽ được chất vấn tại kỳ họp
Hướng đến việc thu hút các nhà đầu tư thực chất
Toàn cảnh phiên họp Luật Đầu tư (sửa đổi).

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Đầu tư

Giải trình làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội liên quan đến Luật Đầu tư (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, những cải cách quan trọng của Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua năm 2014, trên thực tế đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm thực hiện quyền tự do đầu tư kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; xóa bỏ nhiều rào cản trong hoạt động kinh doanh và không phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như các cam kết hội nhập của Việt Nam.

Từ đó, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời, luật này cũng đã tạo được động lực cho việc thực hiện nhiều cải cách quan trọng trong hệ thống về điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính và cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh kết quả đạt được thì trong thực tiễn hơn 4 năm qua cũng cho thấy, đã đến lúc để chúng ta phải đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định của luật này, để nhằm thể chế hóa các Nghị quyết mới đây của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa về phát triển kinh tế tư nhân, về nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư với nước ngoài đến năm 2030 theo tiêu chuẩn Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị và cũng phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia…

Thảo luận tại hội trường các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư. Từ thực tiễn thi hành Luật Đầu tư thời gian qua cho thấy cần thiết phải sửa đổi Luật nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc cũng như tiêu cực phát sinh như vấn đề chuyển giá, trốn thuế, sử dụng công nghệ lạc hậu khi đầu tư hay đầu tư chui…nên cần có những giải pháp mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hướng đến cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xử lý những quy định còn mâu thuẫn với các luật khác.

Góp ý về phạm vi điều chỉnh dự án Luật, đại biểu Dương Minh Tuấn (đoàn đại biểu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, thời gian qua việc thực hiện Luật Đầu tư, môi trường kinh doanh đầu tư của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút nhiều nguồn lực cho phát triển. Tuy nhiên, từ thực tiễn cũng đặt ra nhiều vấn đề cần nhìn nhận và yêu cầu sửa đổi.

Đại biểu cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến nội dung bảo đảm đầu tư, do đó các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư. Trong khi đó quy định về điều khoản bảo đảm đầu tư ở dự thảo Luật mới dừng trong trường hợp có thay đổi pháp luật thực tế nhà đầu tư cần nhiều hơn, đề nghị cân nhắc có bảo đảm quyền nhà đầu tư bao gồm quyền sở hữu tài sản, việc chuyển tài sản và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đề nghị cần quan tâm đến việc chọn lọc nhà đầu tư. “Trong quá trình thực hiện đầu tư xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực như chuyển giá, trốn thuế, sử dụng công nghệ lạc hậu tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đầu tư chui thông qua núp bóng nhà đầu tư Việt Nam. Lồng ghép điều khoản thu hút nhà đầu tư thực sự có năng lực, đáp ứng hiệu quả sử dụng tài nguyên, đất đai, lao động, bảo đảm quốc phòng an ninh”, đại biểu Dương Minh Tuấn nhấn mạnh.

Cân nhắc việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê

Bên cạnh việc các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với việc cần sửa đổi một số điều trong Luật Đầu tư đồng thời cho rằng, cần góp ý để dự án Luật ngày càng hoàn thiện, thiết thực với cuộc sống. Song, nhiều đại biểu cũng cho ý kiến về việc đưa ngành, nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; các loại hình bị cấm đầu tư kinh doanh.

Trước vấn đề trên, một số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ, cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vì thời gian qua có nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ này gây mất trật tự, gây áp lực lên con nợ dẫn tới nhiều hệ luỵ, cần so sánh hiệu quả của hoạt động này với hệ quả của nó cho xã hội, hoạt động này dùng các lực lượng xã hội đen để thực hiện việc đòi nợ thuê và tồn tại hiện tượng tín dụng đen; trường hợp cấm thì nghiên cứu kỹ lưỡng quy định về xử lý chuyển tiếp. Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá và lấy ý kiến thêm về vấn đề này trước khi quyết định cấm hoặc không.

Góp ý vào dự án Luật Đầu tư đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị) cho rằng, hiện nay dịch vụ đòi nợ thuê mới được quản lý ở tầm Nghị định nên còn nhiều lỗ hổng dẫn đến tình trạng biến tướng gây bức xúc trong thời gian qua. Vì vậy, cần tăng cường quản lý theo hướng có quy định về đăng kí công ty và người thực hiện cụ thể và khi tiến hành đòi nợ phải xưng danh tên chủ nợ, thời gian liên lạc, cấm các biện pháp xúc phạm đe dọa hủy hoại tài sản.

Theo đại biểu Hà Sĩ Đồng không nên cấm loại hình dịch vụ này vì có cấm, thì người dân cũng lách luật bằng cách thực hiện các hợp đồng hay thỏa thuận ủy quyền, có thể làm gia tăng tình trạng trây ì ko thực hiện hợp đồng. “Cách làm tốt hơn là học kinh nghiệm nước ngoài để xây dựng quy định quản lý chặt chẽ”, đại biểu Hà Sĩ Đồng nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến việc cấm hay không cấm dịch vụ đòi nợ thuê, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre) cho rằng, việc cấm kinh doanh đối với dịch vụ đòi nợ thuê không phải vì không quản lý được thì cấm, mà bởi đây là loại hình tiêu cực. Do đó phải hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan và cơ chế quản lý tranh chấp bảo vệ tài sản quyền con người với nhiều hình thái văn minh. Trong khi đó hình thái đòi nợ cổ điển và biến tướng rất nhiều, dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tự, rồi cơ quan nhà nước lại mất thêm lực lượng giải quyết quản lý vấn đề này.

Tranh luận với ý kiến cho rằng thủ tục tư pháp rườm rà nên người dân ít lựa chọn phương thức này để xử lý nợ, xử lý tranh chấp, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu rõ, thủ tục tư pháp phức tạp là do tôn trọng quyền công dân, quyền con người nên cần quy định chặt chẽ và nếu thủ tục còn rườm ra phức tạp thì hướng đến hoàn thiện sửa đổi quy trình thủ tục, không phải vì thế mà duy trì hình thức tiêu cực như đòi nợ thuê…

Kết luận nội dung thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết các ý kiến đại biểu Quốc hội đã được tổng hợp đầy đủ, trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.

Tin khác

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, góp phần phục vụ thành công chuỗi sự kiện quan trọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận, xã hội. Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy.
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024

Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024), sáng ngày 19/12, Công ty Điện lực Thường Tín (PC Thường Tín) đã long trọng tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024. Tham dự Hội nghị có sự góp mặt của lãnh đạo PC Thường Tín và đại diện các doanh nghiệp là khách hàng trên địa bàn huyện.
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông

Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Chương trình khai mạc hoành tráng, ấn tượng, với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ, nghệ sĩ, diễn viên...
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 9275/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tập trung tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1, quy mô gần 10.000 tỷ đồng.
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

(LĐTĐ) Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu Trung ương kết nối với 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh mong muốn Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm bố trí kinh phí triển khai hoạt động Đề án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân...
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa diễn ra, đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, trong đó nổi bật là những chính sách về an sinh xã hội.
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

(LĐTĐ) Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế sau hơn 10 năm thực hiện. Trong đó, một vấn đề được đặt ra là yêu cầu cần có giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng phù hợp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hạn chế tiêu cực đến trẻ em.
Xem thêm
Phiên bản di động