Chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới:

Hướng đến phát triển toàn diện học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang khẩn trương nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 để tổ chức giảng dạy từ năm học 2020 - 2021. Thận trọng, công khai, minh bạch là những tiêu chí được ưu tiên hàng đầu trong việc lựa chọn bởi bản thân các nhà trường cũng ý thức sâu sắc việc lựa chọn SGK lớp 1 sẽ quyết định đến chất lượng dạy và học…
huong den phat trien toan dien hoc sinh Công bố giá 4 bộ sách giáo khoa lớp 1
huong den phat trien toan dien hoc sinh Ra mắt sách giáo khoa lớp 1 phiên bản điện tử
huong den phat trien toan dien hoc sinh Thêm 7 sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt

Tôn trọng quyền tự quyết

Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song với tinh thần chủ động, những ngày này các nhà trường trên địa bàn Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều biện pháp phòng trừ như phun hóa chất khử khuẩn, vệ sinh trường lớp, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp hơn giúp đẩy lùi bệnh dịch.

Bên cạnh đó, công tác thảo luận chuyên đề dạy học trực tuyến như “Trường học kết nối”, phần mềm Zoom, Skype, Zalo, email… để áp dụng vào bài dạy trong những ngày học sinh được nghỉ học cũng được triển khai.

huong den phat trien toan dien hoc sinh
Việc lựa chọn SGK lớp 1 mới phải đảm bảo thận trọng, công khai, minh bạch.

Đáng ghi nhận, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô cũng nghiêm túc triển khai Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông để việc lựa chọn SGK lớp 1 đưa vào giảng dạy từ năm học 2020 - 2021 đúng tiến độ.

Cụ thể, ngay sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, các Phòng GD&ĐT của 30 quận/huyện/thị xã đã nhanh chóng triển khai các nội dung của Thông tư tới tất cả các trường thuộc phạm vi quản lý để các trường bắt tay vào việc xây dựng quy trình lựa chọn SGK.

Trực tiếp đến một số trường tiểu học mới thấy, tinh thần, trách nhiệm của lãnh đạo ngành Giáo dục các địa phương cũng như của cơ sở giáo dục được nêu cao. Tại nhiều cơ sở, ngoài việc tham khảo, nghiên cứu trực tiếp trên các bản sách mẫu, giáo viên còn nghiên cứu qua Internet và sinh hoạt chuyên môn qua phần mềm dạy học trực tuyến để lựa chọn được bộ sách ưng ý nhất.

Trường Tiểu học Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) là ví dụ. Tại đây, các giáo viên được chia làm 6 nhóm theo môn học, hoạt động giáo dục, mỗi nhóm có khối trưởng chuyên môn làm nhóm trưởng. Thành viên của từng nhóm đọc toàn bộ các đầu sách được phân công, trao đổi, thảo luận về những ưu, nhược điểm trong từng bài học.

Nhiều giáo viên cho rằng, việc được quyền chọn SGK để giảng dạy là cơ hội để các trường học phát huy quyền tự chủ, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi mỗi nhà trường phải thực hiện nghiêm túc, minh bạch. Khó khăn hiện nay là học sinh đang tạm nghỉ học, nên việc lựa chọn sách chủ yếu mang tính chủ quan, chưa được trải nghiệm bằng thực tế dạy học.

Tương tự, tại quận Hà Đông, việc đánh giá SGK lớp 1 mới cũng đã được các trường hoàn thành. Theo tìm hiểu, toàn quận Hà Đông có 38 trường tiểu học. Thời điểm này các trường đều đã tập hợp phiếu đánh giá từng cuốn sách mỗi môn học của 5 bộ sách mới.

Tuy nhiên, do thời gian này toàn ngành Giáo dục đang tập trung vào việc phòng chống dịch bệnh do Covid-19 gây ra nên Hà Đông vẫn đang chờ các hướng dẫn tiếp theo của Sở GD&ĐT Hà Nội để triển khai các bước tiếp theo.

Được biết, với các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô, ngoài các tiêu chí theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, tinh thần chung của các địa phương là SGK được lựa chọn phải phù hợp với năng lực học tập của học sinh; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học trò của mình…

Thận trọng, công khai, minh bạch

Một điểm chung trong quá trình lựa chọn SGK mới là các nhà trường đều xác định đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi chỉ khi lựa chọn bộ sách phù hợp nhất thì mới có thể có kế hoạch giảng dạy cũng như lựa chọn phương pháp hình thức dạy học phù hợp để triển khai ở cơ sở của mình.

Việc lựa chọn bộ sách phù hợp nhất còn giúp thầy cô lựa chọn được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phát huy năng lực của từng đối tượng học sinh. Qua đó cũng tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực, giúp các em đạt mục tiêu bài học cũng như mục tiêu của chương trình giáo dục đề ra.

huong den phat trien toan dien hoc sinh
SGK lớp 1 mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, xuất bản.

Theo tìm hiểu, giá thành các bộ SGK cũng là yếu tố quan trọng để các hội đồng lựa chọn SGK các trường cân nhắc trong khâu quyết định cuối cùng. Mới đây, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã công bố giá của 4 bộ SGK lớp 1 mới do đơn vị biên soạn, xuất bản được Bộ GD&ĐT phê duyệt cho phép sử dụng trong chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai từ năm học 2020 - 2021.

Theo đó, giá các bộ SGK cụ thể như sau: Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (gồm 10 cuốn) giá 179.000 đồng, bộ Chân trời sáng tạo (gồm 9 cuốn) giá 186.000 đồng, bộ Cùng học để phát triển năng lực (gồm 10 cuốn) giá 194.000 đồng và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (gồm 9 cuốn) giá 189.000 đồng. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam cũng xác định bộ SGK Cánh diều (gồm 9 cuốn) có giá 199.000 đồng.

Sau khi công khai giá, dư luận xã hội cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu tính theo giá bộ SGK lớp 1 hiện hành của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là 54.000 đồng thì bộ sách lớp 1 mới do các Nhà xuất bản kê khai đều có giá tăng rất mạnh.

Nhiều phụ huynh cũng tỏ ra băn khoăn, bởi 5 bộ SGK lớp 1 mới vừa được công bố giá với mức tăng từ 3 tới 4 lần so với bộ sách hiện hành, điều này đang “làm khó” các trường trong việc chọn bộ sách phù hợp.

Theo Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông, việc lựa chọn SGK sẽ được căn cứ trên 2 tiêu chí: Phù hợp với đặc kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy, học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Mỗi cơ sở giáo dục phổ thông thành lập 1 Hội đồng lựa chọn SGK. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng lựa chọn SGK. Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 7 người.

Tuy nhiên, theo giải thích của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các bộ SGK có giá như vậy là bởi việc thực nghiệm SGK cũng đã được thực hiện qua nhiều vòng, trên nhiều đối tượng, ở nhiều địa bàn có điều kiện giáo dục khác nhau.

Ngoài ra, khi có nhiều bộ sách cùng được xuất bản như hiện nay, sản lượng phát hành sẽ giảm đi, các khoản chi phí tổ chức bản thảo được phân bổ theo sản lượng đó sẽ cao hơn so với SGK hiện hành.

Hình thức SGK cũng được chú trọng theo định hướng phát triển năng lực, tăng cường kênh hình, hình ảnh hoá nội dung với hệ thống hình ảnh minh họa phong phú, hấp dẫn. Chất lượng giấy và yêu cầu kĩ thuật in được nâng lên nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh và bảo vệ thị lực cho học sinh…

Trở lại với câu chuyện chọn SGK lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, một giáo viên có hơn 20 năm dạy tiểu học nhận xét: So với những lần thay SGK trước đây, lần này bộ sách mới có nhiều hình ảnh trực quan, phù hợp với học sinh lớp 1.

Đặc biệt, nhiều sách đã bám sát tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp khi lồng ghép dạy kiến thức văn hóa với nhiều vấn đề khác của đời sống như: Bình đẳng giới, quyền trẻ em, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…

Bên cạnh những yếu tố tích cực, xét trên câu chuyện chọn SGK lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới thì việc chọn sách phải chọn cho học sinh và cho giáo viên, là hai chủ thể sử dụng. Nói cách khác, dù lựa chọn ra sao thì với học sinh, SGK phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả.

Nội dung sách phải đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực với đủ các thành phần cơ bản, dễ sử dụng, thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy - học, chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức.

Với giáo viên, SGK cũng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Chẳng hạn, các chủ đề/bài học trong sách phải được thiết kế, trình bày bằng các hoạt động đa dạng, tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều phương án lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực…

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.

Tin khác

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

(LĐTĐ) Kỳ thi cuối cấp Trung học phổ thông (THPT) chính là một “phép thử” để bước đến ngưỡng cửa trưởng thành. Tuy nhiên, nếu học sinh không biết cách cân bằng, điều chỉnh thì thời gian dài có thể ảnh hưởng đến kết quả ôn tập, sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động