Hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam duy trì bền vững hoạt động phòng, chống HIV
Phương án vận hành thử tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội | |
Thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động | |
Nhiều đổi mới trong phương thức hoạt động |
Giám đốc USAID Việt Nam Michael Greene phát biểu tại hội thảo tổng kết dự án. |
“Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt những kết quả lớn trong công tác phòng, chống HIV quốc gia trong bối cảnh hoạt động phòng, chống HIV đang ngày càng phụ thuộc vào các nguồn lực trong nước như bảo hiểm y tế, đồng thời nguồn ngân sách của quốc gia và của tỉnh trở thành nguồn lực hỗ trợ then chốt. Tôi rất vui vì dự án SMART TA của USAID đã có những đóng góp quan trọng” - Giám đốc USAID Việt Nam Michael Greene phát biểu tại hội thảo tổng kết dự án diễn ra tại Hà Nội ngày 14.12.2016.
Trong 5 năm qua (từ 2011), dự án SMART TA với tài trợ từ Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng, chống AIDS (PEPFAR) đã xây dựng và triển khai các mô hình sáng tạo giúp giải quyết những khoảng trống trong công tác dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV, đồng thời giúp cải thiện hiệu quả của các dịch vụ này.
Chỉ tính riêng trong năm hoạt động cuối cùng, dự án SMART TA đã cung cấp dịch vụ điều trị cho trên 23.000 người chung sống với HIV và điều trị thay thế bằng methadone cho gần 19.000 người tiêm chích ma túy - tương đương trên 20% số bệnh nhân HIV và bệnh nhân điều trị thay thế bằng methadone tại Việt Nam.
Dự án SMART TA do Tổ chức FHI 360 thực hiện phối hợp với Cục Phòng, chống AIDS, đã đóng góp cho công tác xây dựng chính sách và chương trình quốc gia liên quan đến mọi mặt của công tác phòng, chống HIV - từ xét nghiệm và điều trị đến điều trị lao và điều trị thay thế bằng methadone, giúp thay đổi cách thức cung cấp các dịch vụ HIV tại Việt Nam.
Các mô hình dịch vụ điều trị thay thế bằng methadone và mô hình tư vấn viên tại cộng đồng do dự án SMART TA xây dựng hiện là phương thức chủ yếu để cung cấp và duy trì dịch vụ điều trị thay thế bằng methadone hiệu quả và có chất lượng cao.
Hoạt động của dự án giúp tích hợp các hệ thống thông tin y tế về HIV của các cơ sở y tế với bảo hiểm y tế được coi là một thực hành tốt nhất và đang được nhân rộng ở Việt Nam cũng như các nước khác.
Từ năm 2005, Chính phủ Hoa Kỳ thông qua chương trình PEPFAR đã hỗ trợ điều trị bằng thuốc kháng virus giúp kéo dài cuộc sống cho gần 57.000 người, chăm sóc hơn 62.000 người lớn và trẻ em ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41