Hồi sinh nét xuân xưa
Đối diện nỗi lo chỉ “vang bóng một thời” | |
Triển lãm tranh "Bóng xưa & Sắc hoa" 2 |
Khám phá tranh dân gian ngày Tết
“Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc” – đó là bốn thú chơi tao nhã của người Việt xưa. Cứ vào mỗi độ tết đến, xuân về, các làng tranh xưa lại nhộn nhịp in, quẩy tranh đi bán khắp các nẻo chợ quê. Tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ rồi tranh Kim Hoàng ở đất Bắc, tranh làng Sình ở xứ Huế là những dòng tranh nổi tiếng với nét nghệ thuật đặc trưng. Những bức vẽ tuy đơn sơ, nhỏ bé, nhưng chứa đựng những tinh hoa, tư duy và triết lý sống của người Việt. Mỗi bức tranh mang một thông điệp, một ý nghĩa chúc tụng, thể hiện ước vọng, mong chờ may mắn ở một năm mới.
Tranh dân gian Việt Nam đang được khôi phục bởi tâm huyết của những nghệ nhân tài năng. |
Tranh Hàng Trống hiện dường như chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng. Còn tranh Kim Hoàng ngày nay hoàn toàn bị thất truyền, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế, tranh Sình vẫn có mặt như một phần không thể thiếu, nhưng sự xuất hiện rất nhiều thứ tranh tượng lòe loẹt của các đồ cúng đồ thờ cao cấp Trung Hoa đã khiến dòng tranh này không còn giữ được hồn cốt, cái phong vị vốn có một thời.
Theo TS, nhà phê bình mỹ thuật Trang Thanh Hiền, với mong muốn góp phần làm sống lại những nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của người Việt xưa thông qua tục chơi tranh – treo tranh trong dịp Tết cổ truyền, chị cùng các giảng viên, sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đang nỗ lực gây dựng dự án “Cùng bé sáng tạo – Khám phá tranh Tết”. Được triển khai vào ngày 17.1.2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, dự án này không chỉ đưa các thiếu nhi tìm hiểu tranh dân gian thông qua sách vở và hình ảnh, không gian trải nghiệm, mà còn mang đến những cảm giác sáng tạo thú vị trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân với các hoạt động: Tìm hiểu và trực tiếp in, vẽ tranh dân gian; đố vui về tranh dân gian…
TS.Trang Thanh Hiền cho rằng, trong sự “đứt gãy” của những giá trị văn hóa truyền thống, những dự án nghệ thuật như thế này có thể xem như nỗ lực của các nghệ sĩ tạo hình nhằm đưa những giá trị văn hóa dân gian trở về và sống trong lòng văn hóa đương đại. Không chỉ tạo ra sân chơi cho các bé, dự án cũng là hoạt động tiếp tục hướng đến mục tiêu thiện nguyện, kêu gọi tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng. Các bé tham gia sự kiện đồng thời đã đóng góp một phần kinh phí giúp các bạn nhỏ vùng cao ở xã Yên Lạc, huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) vượt mùa đông giá rét, đón cái Tết cổ truyền bên gia đình.
Những dấu hiệu hồi sinh
Mai một, thậm chí bị thất truyền là thế, nhưng sống mãnh liệt của giá trị văn hóa truyền thống vẫn không thể biến mất qua bàn tay của những nghệ nhân, những người giữ “hồn” tranh Việt trong dòng chảy văn hoá đương đại. Theo nhà sưu tập tranh Nguyễn Thu Hòa, hiện nay, trong đời sống kinh tế ngày càng phát triển, người dân càng có nhu cầu tìm về những giá trị dân gian, tâm linh.... Tranh dân gian Việt Nam đang được đà từng bước phục hồi.
Bà Nguyễn Thu Hòa cho biết, dòng tranh dân gian Đông Hồ hiện có 3 gia đình nghệ nhân vẫn còn giữ được lửa nghề là nghệ nhân Nguyễn Đăng Giáp, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam (cùng con trai là Nguyễn Hữu Quả), nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Mỗi gia đình ít thì có từ 2 đến 3 lao động, gia đình nhiều thì có tới hơn 10 lao động chuyên làm tranh bán quanh năm. Đặc biệt, gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế giờ đã thành lập Công ty sản xuất tranh với nhân lực là các con, cháu trong dòng họ. Cứ mỗi độ sát Tết dương lịch, âm lịch, khách đến mua tranh để biếu, tặng nườm nượp; đắt hàng nhất vẫn là lịch năm mới bằng tranh Đông Hồ. Ngoài tranh Đông Hồ, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế còn lưu lại được một số mẫu như kéo cưa lửa xẻ, ngựa, gà... của tranh Kim Hoàng – dòng tranh mà lâu nay bị xem là thất truyền. Nghệ nhân cũng tiếp tục phục hồi ván khắc để cung cấp cho những khách hàng đặt riêng, sưu tầm.
Tranh Hàng Trống thì hiện chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiêm sáng tác. Tranh Hàng Trống không phải là tranh sản xuất hàng loạt như Đông Hồ mà sau khi in nét chính, phải dùng bút lông tô, vờn màu... Vậy nên, vẽ mỗi bức tranh đều tốn thời gian hơn nhiều so với tranh Đông Hồ. Những khách hàng đến đặt nghệ nhân vẽ thường nhằm để trang trí ở những nơi thờ cúng. Vì thế, nghệ nhân vẽ miệt mài quanh năm không hết việc, nhiều khi khách còn phải xếp hàng chờ đến lượt mình.
Những thành viên trong BTC của dự án “Cùng bé sáng tạo – Khám phá tranh Tết”. |
Tranh làng Sình, nếu trước đây, chỉ có mỗi nghệ nhân Kỳ Hữu Phước sản xuất quanh năm, thì nay có hơn 70 hộ trong làng cùng tham gia sản xuất. Tranh làng Sình chủ yếu là tranh cúng thế mạng. Tuy nhiên, theo nhu cầu của người dân, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đã sáng tác một số tranh đề tài mới như hội làng, bài chòi, đấu vật, bộ 12 con giáp ..... phục vụ cho nhân dân trong Huế cũng như khách du lịch .... Giá tranh cũng rất rẻ, chỉ từ 1.000 đến 30.000 đồng.
“Sự phục hồi của các làng tranh dân gian còn phụ thuộc vào hành động cụ thể thế hệ đương thời, nhất là thế hệ trẻ.” – nhà sưu tập tranh Nguyễn Thu Hòa bọc bạch.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40