Làng bánh chưng Tranh Khúc

Đối diện nỗi lo chỉ “vang bóng một thời”

Nép bên con sông Hồng có một mảnh đất tựa đàn tranh, mang tên Tranh Khúc. Ngôi làng này thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì – Hà Nội, dường như được đón Tết sớm hơn cả, bởi có nghề làm bánh chưng truyền thống. Năm 2011, Tranh Khúc đã được công nhận là làng nghề với sản phẩm truyền thống là bánh chưng và bánh giầy. Tuy nhiên, hiện nay, với sự đa dạng của sản phẩm thực phẩm nhập ngoại, cũng như việc giới trẻ ngại nối nghề, nghề làm bánh chưng nơi đây có nguy cơ đi vào quên lãng.
Làng bánh chưng Tranh Khúc hối hả chạy Tết

Đã 1 giờ chiều, tại cơ sở Trang Thắng - một trong những nhà làm bánh chưng lớn nhất ở Tranh Khúc, mọi người vẫn miệt mài làm việc. Người thoăn thoắt gói bánh, người hối hả rửa lá, người tỉ mỉ thái thịt, cân đỗ để làm nhân… Dường như ai cũng không để ý giờ ăn trưa đã qua lâu rồi. Ông Nguyễn Duy Thắng - 51 tuổi, chủ cơ sở sản xuất đã có hơn 30 năm làm bánh - vừa gói bánh, vừa chia sẻ thân tình: “Ngày nào cũng như ngày nào, chúng tôi đều tất bật từ 3-4 giờ sáng đến đêm khuya, thậm chí sang 1-2 giờ sáng hôm sau mới đủ hàng. Luôn tay luôn chân là thế mà có những đợt còn không có bánh chưng ăn Tết, gia đình phải đi vay của hàng xóm để dồn hết đưa cho khách. Vào tháng Chạp, khi mùa làm bánh chưng Tết bắt đầu, mỗi ngày nhà tôi gói khoảng vài trăm cái, sau tăng dần số lượng lên hàng nghìn cái vào những ngày giáp Tết”.

Đối diện nỗi lo chỉ “vang bóng một thời”
Nghề rửa lá dong thuê giúp nhiều phụ nữ làng Tranh Khúc có thêm thu nhập vào dịp Tết.

Làm một chiếc bánh chưng không hề quá công phu, nhưng cũng không dễ mà tạo nên hương vị đặc trưng chỉ Tranh Khúc mới có và đã gìn giữ suốt hơn 100 năm nay. Theo cụ Trần Thị Thịnh - 78 tuổi, nghệ nhân làm bánh nổi tiếng trong làng - thì bí quyết chính là sự cẩn thận, tỉ mỉ của người làm bánh. Để ngon từ chiếc lá ngon đi, bánh được gói chủ yếu bằng lá dong rừng có màu xanh sẫm, khi luộc bánh ngả màu xanh rất đẹp. Gạo làm bánh là nếp cái hoa vàng vùng Hải Hậu (Nam Định). Đậu xanh cũng lấy ở những vùng trồng đậu nổi tiếng đất Bắc. Thịt lợn là thịt sấn vai, không được mỡ quá và phải qua kiểm dịch. Cụ Thịnh vừa thoăn thoắt thái thịt để đứa cháu ngoại ngồi cạnh nhồi vào những nắm nhân đỗ đã vo tròn, vừa giảng giải về cách thức làm bánh và cái tâm của người làm truyền vào. Cứ theo tỉ lệ 120 gram thịt cùng với 130 gram đậu, chiếc bánh của người Tranh Khúc đều chằn chặn như nhau, bánh khi chín thơm và đậm đà, hòa quyện bởi các thành phần đã được chuẩn bị đâu vào đấy.

Cũng chính vì sự tỉ mỉ khi làm từng chiếc bánh, mà bánh chưng làng Tranh Khúc đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người dân Thủ đô mỗi dịp Tết đến xuân về. Người làng Tranh Khúc gói bánh không cần khuôn, mà bánh vẫn vuông vức. Bánh sau khi gói xong được luộc bằng nồi điện hoặc nồi hơi, luộc đúng 8 tiếng đồng hồ cho dền rồi mới vớt. Ông Thắng cho biết, bánh do xưởng nhà làm không chỉ đi khắp Thủ đô và các tỉnh lân cận, mà còn xuất sang cả nước ngoài, bảo quản bằng cách ép chân không. “Mẻ bánh đang luộc này vào ngày mai sẽ lên máy bay sang Cộng hòa Czech cho bà con kiều bào đón Tết đấy!” – ông Thắng cho hay.

Vào dịp Tết, số lượng đơn đặt hàng cao gấp chục lần so với ngày thường, nên một công việc mới với thu nhập rất khá đã ra đời ở làng Tranh Khúc: Nghề rửa lá dong thuê và gói bánh chưng thuê. Chị Trần Thị Hải Yến - người rửa lá dong thuê ở nhà ông Thắng - cho biết, từ đầu tháng Chạp, nhà nào cũng làm bánh chưng và có nhu cầu thuê thêm nhân công. “Trong năm, tôi đi làm công nhân. Đến đầu tháng Chạp về làng rửa lá thuê, kiếm được rất khá mà lại nhàn. Mỗi ngày tôi rửa khoảng 10.000 chiếc lá, thế là được 200.000 đồng” - chị Yến chia sẻ. Ngoài ra, vào “tháng củ mật”, các hộ làm bánh chưng Tranh Khúc cũng phải thuê người gói bánh. “Người rửa lá thì có thể thuê ở làng khác, nơi khác được, nhưng người gói bánh nhất định phải là người làng Tranh Khúc” – ông Thắng khẳng định. Thông thường, người gói bánh được thuê với giá 500.000-600.000 đồng/ngày, tương đương với gói 300-400 chiếc bánh. Cao điểm thì việc thái thịt, làm nhân, luộc bánh cũng phải thuê người làm, với mức thù lao tùy theo tay nghề của thợ. Vì vậy, vào dịp Tết, tại làng Tranh Khúc, không chỉ các gia đình làm bánh chưng mới có thu nhập cao, mà ngay cả những người lao động thuê cũng có thể kiếm được cả chục triệu đồng.

Đối diện nỗi lo chỉ “vang bóng một thời”
Hệ thống nồi hơi và nồi điện được đầu tư để luộc bánh chưng cho năng suất cao.

Rõ ràng, bánh chưng đã đưa đời sống người dân làng Tranh Khúc ngày một khấm khá. Tuy nhiên, lời giải cho bài toán giữ gìn và bảo tồn nghề làm bánh chưng truyền thống vẫn đang còn bỏ ngỏ. Bởi dù là nghề từ lâu đời, nhưng sự vất cả, cực nhọc và lợi nhuận không nhiều của việc làm bánh khiến những hộ gia đình làm bánh cũng ngại ngần khi cho con em nối nghiệp. Thêm nữa, giới trẻ ngày nay cũng không có đủ đam mê để nối nghề của cha ông. Hầu hết những người làm bánh trong làng đều đã có tuổi. “Đến khi con cái thành đạt, chúng tôi cũng thôi không làm bánh nữa” - ông Thắng tâm sự.

Một vấn đề làm cản trở sự phát triển của bánh chưng Tranh Khúc là việc đầu tư, hỗ trợ vẫn là quá sức với chính quyền địa phương. Hầu như nhà nào cũng làm bánh chưng, nhưng để sắm được hệ thống nồi điện, nồi hơi luộc bánh cho năng suất cao (100-300 bánh/nồi) như nhà ông Thắng, thì rất hiếm. Nhiều gia đình vẫn nấu bánh bằng củi, bởi kinh phí lắp đặt cho một hệ thống 3 nồi hơi đã lên tới 200 triệu đồng. Đối với những hộ sản xuất nhỏ, có thể đi vay vốn ngân hàng, nhưng với nguồn khách hàng hạn hẹp, lượng bánh làm ra không nhiều, lợi nhuận vẫn là con số mịt mờ thì không biết khi nào mới trả nợ được. Có gia đình chán nản, chuyển sang làm công nhân, tha hương nơi xứ người, bởi ở làng Tranh Khúc chỉ có nghề làm bánh chưng, đâu còn nghề nông nào khác nữa!

Sản xuất bánh chưng chỉ thực sự đắt hàng và mang lại thu nhập khả quan vào dịp Tết. Nhưng những năm gần đây, hàng hóa ngày Tết ngày càng phong phú nên nhiều gia đình chỉ mua bánh chưng để cúng, hoặc làm đầy đủ mâm cỗ, chứ chưa hẳn để ăn, cộng thêm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng có nhiều bất cập khiến người tiêu dùng e ngại nên số lượng bánh làm ra đã có xu hướng giảm. Sở dĩ những hộ sản xuất bánh lớn như gia đình ông Thắng có lượng khách ổn định là vì họ hầu như chỉ giao bánh cho những mối hàng đã duy trì từ xưa. Như vậy, đây vừa là thế mạnh, lại vừa đặt ra thách thức phổ biến rộng rãi thương hiệu.

Năm 2011, làng Tranh Khúc đã được công nhận là làng nghề với sản phẩm truyền thống là bánh chưng và bánh giầy, thế nhưng điều này cũng chỉ như là một sự khích lệ nhỏ với người dân. Mong rằng, chính quyền và nhân dân làng Tranh Khúc sẽ sớm có những biện pháp áp dụng khoa học công nghệ để cải tiến cách làm, nâng cao năng suất, hỗ trợ các hộ sản xuất nhỏ được vay vốn ưu đãi và có thêm nhiều khách hàng, đẩy mạnh thương hiệu để làng bánh chưng Tranh Khúc luôn là nơi giữ gìn nét văn hóa dân tộc, được bạn bè thế giới biết đến, chứ không phải chỉ dừng chân “vang bóng một thời”!

Quỳnh Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động